Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác Hồ, mỗi cá nhân, tập thể đều chọn cho mình những phần việc phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn nơi mình sinh sống, làm việc. Qua đó, đã tạo nên phong trào thi đua sôi nổi, tạo sự chuyển biến tích cực trong suy nghĩ và việc làm của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác Hồ, mỗi cá nhân, tập thể đều chọn cho mình những phần việc phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn nơi mình sinh sống, làm việc. Qua đó, đã tạo nên phong trào thi đua sôi nổi, tạo sự chuyển biến tích cực trong suy nghĩ và việc làm của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Từ việc học tập và làm theo Bác, đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình, tiên tiến, gương mẫu, đi đầu trong mọi công việc. Như những bông hoa tươi thắm với những hương thơm, sắc màu riêng, tất cả đã và đang góp phần tạo nên bức tranh tổng thể tươi đẹp, tô thắm vườn hoa của Bác.
Kỳ 1: Chủ động học theo Bác và phát huy sáng kiến
Học tập và làm theo tư tưởng, phong cách và đạo đức Hồ Chí Minh, Chi bộ Nhà máy Phân bón Cửu Long đã có những cách làm sáng tạo, hiệu quả từ việc chủ động phương pháp học tập tiếp cận mới đến phát huy sáng kiến, giải pháp hay để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy.
Sáng kiến ứng dụng các khuôn gỗ chứa nguyên liệu (ảnh) ở Nhà máy Phân bón Cửu Long giúp tiết kiệm 816 triệu đồng/năm. |
Chuyển biến từ việc học tập
Tháng nào cũng vậy, nhân buổi sinh hoạt lệ của chi bộ, lần lượt các đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt của nhà máy đều tự sưu tầm tư liệu nói về Bác- phù hợp với chuyên đề quy định của năm, phù hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị, sau đó tự triển khai trước chi bộ;
đồng thời tự kiểm điểm bản thân, tự phê những hạn chế, thiếu sót của bộ phận mình phụ trách theo những nội dung mà tư liệu đề cập; trên cơ sở đó cả chi bộ thực hiện phê và tự phê theo chủ đề vừa được triển khai.
Theo ông Đinh Văn Vụ- Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc nhà máy: Trách nhiệm sưu tầm, triển khai và tự liên hệ được cấp ủy chi bộ, ban giám đốc (BGĐ) và BCH Công đoàn nhà máy coi là tiêu chí quan trọng trong bình xét thi đua phân loại lao động hàng tháng.
Để giải pháp sớm đi vào nề nếp, cấp ủy phân công những đảng viên là cán bộ chủ chốt nêu gương thực hiện trước, sau đó mới đến các đảng viên khác thực hiện.
Bằng cách này, mỗi người luôn chú ý trách nhiệm của bản thân, làm cho ý thức học tập và làm theo Bác được nâng lên rõ rệt và sớm trở thành nề nếp.
Với phương thức như vậy, chi bộ đã triển khai được nhiều nội dung quan trọng sát với đời sống thực tế mà mỗi cán bộ đảng viên cần phải học tập, rút kinh nghiệm, như: quan điểm của Bác về tự phê bình, phê bình và sửa chữa; tiết kiệm; phong trào thi đua yêu nước;…
“Điểm quan trọng ở đây là qua mỗi lần sưu tầm và triển khai một tư liệu, chúng tôi nhận thấy từ tư tưởng đến hành động của cán bộ, đảng viên và cán bộ chủ chốt trong đơn vị đều có nhiều chuyển biến tích cực; những hạn chế vì vậy được khắc phục nhanh hơn so với bình thường”- ông Đinh Văn Vụ nhận định.
7 sáng kiến làm lợi 5,9 tỷ đồng
Sáng kiến đầu tư nhà kho đã góp phần đảm bảo sức khỏe công nhân và nâng cao năng suất lao động. |
Với chủ trương coi thi đua là giải pháp tích cực để phát huy sáng kiến, nêu gương điển hình và tăng tính đồng thuận.
Năm qua, nhà máy đã ứng dụng thành công 7 sáng kiến cải tiến kỹ thuật và giải pháp quản lý tốt vào thực tế sản xuất kinh doanh với giá trị 5,9 tỷ đồng.
So năm 2016, sản lượng sản xuất của nhà máy tăng 11,59%; doanh thu tăng 31,16%; giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 56,86%; nộp ngân sách tăng 11,76%; lợi nhuận quản trị tăng 11,29%; chi hoạt động xã hội từ thiện tăng 28,02% và thu nhập người lao động tăng 3,26%, góp phần tích cực cùng các thành viên khác của Phân bón Miền Nam từng bước đưa doanh nghiệp phát triển theo hướng bền vững. Chi bộ nhà máy đã hoàn thành xuất sắc công tác xây dựng đảng năm 2017, tiếp tục đạt danh hiệu “Tổ chức đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu”. |
Từ thực tiễn sản xuất, BGĐ nhà máy cũng đã đề xuất 3 sáng kiến và được ứng dụng hiệu quả tại nhà máy. Trong đó, phải kể đến việc trang bị 1.000 pallet (khuôn gỗ chứa nguyên liệu) phục vụ sản xuất.
Anh Quách Tuấn- Trưởng Phòng Kỹ thuật- cho biết: Để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là những tháng cao điểm, nhà máy phải sản xuất trước một số sản phẩm dự phòng.
Khi đó, tốn khá nhiều công sức để xếp thành phẩm vào kho rồi khi xuất hàng thì xếp thành phẩm lên pallet để đưa vào đóng bao lại. Mất khá nhiều thời gian, nhân lực và chi phí cho công đoạn trung gian này.
Do đó, BGĐ nhà máy đã đề xuất công ty cho phép trang bị 1.000 pallet, giúp nhà máy xếp nguyên liệu thành phẩm được 2.000 tấn. Bình quân, mỗi pallet được quay vòng sử dụng 2 lần/tháng.
Như vậy, mỗi tháng có khoảng 4.000 tấn sản phẩm không phải thực hiện các công đoạn trung gian, giúp tiết kiệm 816 triệu đồng/năm.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, nhiều cán bộ, người lao động của nhà máy đã đề xuất nhiều sáng kiến giúp giảm nhân công, hao phí đem lại lợi nhuận và hiệu quả công việc cao hơn.
Điển hình là sáng kiến “Lắp đặt băng tải ra liệu dây chuyền hơi nước thùng quay” giúp tăng năng suất lao động trong ca khoảng 1 giờ 30 phút, tiết kiệm chi phí điện và nhân công hơn 77 triệu đồng/năm.
Trong quá trình vận hành, anh Nguyễn Văn Long- cán bộ điều hành phân xưởng còn đề xuất lắp đặt băng tải từ máy sấy 2 lên boongke thành phẩm để ra liệu khi chuyển đổi sản phẩm.
Qua đó, đã giảm nhân công từ 9 người xuống còn 3 người để đóng bao ra liệu, giúp giảm điện năng do không phải vận hành các thiết bị không cần thiết (16 động cơ), tiết kiệm 140kWh.
Theo ông Đinh Văn Vụ, việc đề xuất các sáng kiến của BGĐ nhà máy đã giải quyết được các vấn đề bức xúc trong thực tiễn sản xuất, giải được “bài toán” đình trệ sản xuất trước thực trạng thiếu hụt nhân công. Đồng thời, giúp cho công việc được diễn ra thuận lợi, liên tục, giảm được chi phí sản xuất.
(Còn tiếp)
Ông Đinh Văn Vụ: Thực tế, cách tiếp cận của Nhà máy Phân bón Cửu Long trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh tuy không mới nhưng với điều kiện cụ thể ở đơn vị chúng tôi thấy cách làm này mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Mỗi cá nhân, tổ chức nếu ai cũng học tập và làm theo được một số việc (không nhất thiết phải nhiều) từ Bác- thì xã hội ta chắc chắn sẽ ngày một tốt đẹp hơn, giống như hiệu quả của “Hũ gạo tiết kiệm” năm xưa mà Bác là người khởi xướng và phát động phong trào “Diệt giặc đói” thành công. --------------------- Anh Quách Tuấn: Là người trực tiếp sản xuất và thực hiện các giải pháp do BGĐ nhà máy đề xuất. Tôi học ở Bác Hồ nhiều nhất là đức tính tiết kiệm, cần cù, tỉ mỉ- để tránh làm đi làm lại. Khi làm việc tôi thường xuyên trao đổi trực tiếp với công nhân, nghe góp ý để chỉnh sửa hoàn thiện hơn. |
Bài, ảnh: Nhóm PV Xây dựng Đảng
[links()]
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin