Dân vận thấm sâu vào cuộc sống

12:06, 05/06/2019

"Khi công tác dân vận phát huy tốt, sẽ trở thành sức mạnh quần chúng lan tỏa, thấm sâu vào mọi hoạt động đời sống kinh tế, xã hội; khẳng định vai trò của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên với công tác vận động nhân dân, đồng thời phát huy tính sáng tạo trong nhân dân thông qua các phong trào, hành động của địa phương"- ông Nguyễn Văn Đúng- Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch MTTQ huyện Bình Tân- khẳng định.

“Khi công tác dân vận phát huy tốt, sẽ trở thành sức mạnh quần chúng lan tỏa, thấm sâu vào mọi hoạt động đời sống kinh tế, xã hội; khẳng định vai trò của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên với công tác vận động nhân dân, đồng thời phát huy tính sáng tạo trong nhân dân thông qua các phong trào, hành động của địa phương”- ông Nguyễn Văn Đúng- Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch MTTQ huyện Bình Tân- khẳng định.

Người dân xã Tân Quới thường xuyên phát quang, trồng hoa trên đường giao thông nông thôn.
Người dân xã Tân Quới thường xuyên phát quang, trồng hoa trên đường giao thông nông thôn.

Phát huy vai trò đoàn thể, hội viên

Theo ông Nguyễn Văn Đúng, trong quá trình thực hiện phong trào, Bình Tân xuất hiện rất nhiều điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu góp phần mạnh mẽ vào sự thành công của các mặt hoạt động, đời sống kinh tế, xã hội địa phương. Trong đó, đặc biệt gắn công tác dân vận với phong trào thi đua “Bình Tân chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Cụ thể, mô hình Bí thư Chi bộ ấp Thành Trí (xã Thành Lợi), kiên trì vận động người dân xây dựng cảnh quan môi trường “sáng- xanh- sạch- đẹp”. Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Tân Bình vận động người cao tuổi giúp đỡ hội viên sống vui, sống khỏe, thoát nghèo.

Ông Lại Văn Tảo- Trưởng Ban Trị sự Phật giáo Hòa hảo xã Tân Hưng- vận động bà con tín đồ thực hiện tốt chính sách, pháp luật nhà nước, hỗ trợ vốn xây nhà đại đoàn kết. Bà Lâm Thị Thanh Tuyền- Phó Hiệu trưởng Trường Cấp II- III Mỹ Thuận- thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục, đạo đức học sinh…

Về tập thể, nổi bật có UBND xã Nguyễn Văn Thảnh thực hiện ứng xử văn hóa trong giao tiếp nơi cơ quan làm việc, giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, kịp thời cho người dân.

Điểm sáng của phong trào trong những năm qua, không thể không nhắc đến mô hình tập thể của Ban Tuyên giáo xã Tân An Thạnh và Tổ Dân vận các ấp: Tân Lộc, Tân Minh, Tân Tiến (xã Tân Lược) vận động nhân dân học tập và làm theo Bác bằng những việc làm thiết thực như làm cột cờ kết hợp đèn chiếu sáng trên đường giao thông nông thôn; đồng thời lan tỏa tình cảm kính yêu thể hiện qua việc treo ảnh Bác nơi trang trọng trong nhà. Từ phong trào ban đầu, dần dần trở thành sự tự giác, cho đến nay việc treo ảnh Bác trong nhà có địa phương đạt đến trên 90%.

Theo ông Nguyễn Văn Đúng, điều đáng mừng là qua phong trào, các tổ chức Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh… tiếp tục triển khai xây dựng nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi phù hợp; từ đó giúp nhau phát triển kinh tế hộ.

Điển hình như: trồng đậu bắp xanh, khoai lang, hành lá, chăn nuôi bò, dê, cá lóc… đạt giá trị hàng trăm triệu đồng/ha mỗi năm. Bên cạnh đó, MTTQ và các đoàn thể còn tham gia xây dựng nhiều mô hình xã hội hết sức thiết thực như tổ, xóm không có gia đình sinh con thứ 3; không có tệ nạn xã hội; không mại dâm, ma túy.

Các con đường nhỏ ở ấp Tân Thuận (Tân Quới) cũng được chiếu sáng.
Làm cột cờ kết hợp treo đèn chiếu sáng ở xã Tân Quới.

“Điểm sáng” của phong trào

“Điểm sáng” chính là những hạt nhân đi đầu làm mô hình nhân rộng và cũng là những phong trào làm đẹp, thắp sáng trên khắp các nẻo đường giao thông nông thôn. Chúng tôi được Phó Bí thư Thường trực xã Tân Quới Phạm Thạch Khuôn phấn khởi chia sẻ về thành quả của phong trào xây dựng cảnh quan môi trường, kết hợp làm cột cờ và treo đèn chiếu sáng.

Từ những khó khăn ban đầu tưởng chừng có lúc phải dừng lại, nhưng bằng sự vận dụng sáng tạo trong công tác dân vận, tuyên truyền thuyết phục, mà giờ đây có thể nói toàn bộ các đường quê, ngõ vắng trên toàn xã đều thực hiện tốt việc chiếu sáng đường giao thông kết hợp cột cờ và treo cờ đồng loạt, thống nhất trong những ngày lễ lớn.

Thực tế về ấp Tân Thuận, nơi đầu tiên triển khai điểm mô hình chiếu sáng nông thôn, chúng tôi được Phó Chủ tịch UBND xã Tân Quới Nguyễn Ngọc Tòng, giải thích cụ thể: Địa phương không tiến hành đồng loạt, mà chia ra từng giai đoạn tùy vào địa hình như lấy từ tổ 1 đến tổ 6 làm thí điểm, sau đó họp dân rút kinh nghiệm, rồi mới triển khai tiếp địa bàn tổ 7 đến tổ 15. Cuối cùng là tuyến khu dân cư thuộc tổ 17 đến tổ 19 (riêng tổ 16 thuộc trục Quốc lộ đã có hệ thống chiếu sáng).

Làm cột cờ kết hợp treo đèn chiếu sáng ở xã Tân Quới.
Các con đường nhỏ ở ấp Tân Thuận (Tân Quới) cũng được chiếu sáng.

Trước khi triển khai và sau khi hoàn thành công trình đều có họp dân xin ý kiến đóng góp ngoài sự hỗ trợ của địa phương, công khai kinh phí và bàn giao công trình cho dân quản lý, có sự giám sát, kiểm tra định kỳ.

Sau ấp Tân Thuận, xã tiếp tục triển khai rộng ra ở các ấp: Tân Đông, Tân Hạnh, Tân Vinh, Tân Hòa, Tân Lợi. Cho đến nay, toàn bộ đường giao thông nông thôn ở Tân Quới đều đã được chiếu sáng, cho đến tận các nhánh rẽ vào rạch Bần (ấp Tân Đông- Tân Hạnh), rạch Bà Mang (Tân Lợi).

Kết hợp với phát quang, trồng đường hoa, tạo mảng xanh cho những con đường. Nông thôn được chiếu sáng giúp cho công tác phòng chống tội phạm, giảm hẳn tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông. Đặc biệt, tạo cảm giác an toàn cho nhiều bà con thường xuyên vận chuyển hàng hóa, nông sản vào ban đêm.

Ông Nguyễn Văn Đúng khẳng định: “Phong trào thi đua “Dân vận khéo” tiếp tục được thực hiện và đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giúp kinh tế, xã hội địa phương không ngừng phát triển, an ninh trật tự- an toàn xã hội được giữ vững, ổn định, đời sống người dân từng bước được nâng lên, bộ mặt nông thôn Bình Tân ngày thêm khởi sắc”.

Bài, ảnh: NGỌC TRẢNG

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh