Việt Nam thay mặt ASEAN khẳng định cam kết xây dựng với UPR

03:09, 24/09/2016

Chìa khóa thành công của cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chính là việc mỗi một quốc gia thành viên của Liên hợp quốc được thực hiện việc rà soát cũng như được giúp đỡ giải quyết các khó khăn trong khi thực hiện các hoạt động cải thiện nhân quyền tại nước mình một cách công bằng và khách quan, dựa trên nhu cầu và ưu tiên của mỗi nước.

Chìa khóa thành công của cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chính là việc mỗi một quốc gia thành viên của Liên hợp quốc được thực hiện việc rà soát cũng như được giúp đỡ giải quyết các khó khăn trong khi thực hiện các hoạt động cải thiện nhân quyền tại nước mình một cách công bằng và khách quan, dựa trên nhu cầu và ưu tiên của mỗi nước.

Đại sứ Nguyễn Trung Thành. (Ảnh: Duy Thái/TTXVN)
Đại sứ Nguyễn Trung Thành. (Ảnh: Duy Thái/TTXVN)


Đây là đánh giá của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại phiên họp thảo luận chung ngày 23/9 về cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR), trong khuôn khổ Khóa họp thứ 33 Hội đồng Nhân quyền, diễn ra từ ngày 13 đến 30/9/2016 tại Geneva (Thụy Sĩ).

Đại sứ Nguyễn Trung Thành, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, đã thay mặt ASEAN nêu quan điểm của Hiệp hội về cơ chế UPR.

Với tư cách là Điều phối viên ASEAN tại Hội đồng Nhân quyền 2014-2016, Đại sứ Nguyễn Trung Thành nhấn mạnh cơ chế UPR cần phải tiếp tục được tiến hành một cách “khách quan, minh bạch, công bằng, có tính xây dựng, không đối đầu và phi chính trị hóa,” có tính đến hoàn cảnh xã hội, chính trị và kinh tế của mỗi quốc gia.

Đại sứ Nguyễn Trung Thành khẳng định ASEAN tin tưởng và tái khẳng định cam kết với tinh thần, nguyên tắc, mục tiêu và phương thức kiểm định định kỳ theo quy định tại các Nghị quyết liên quan của Liên hợp quốc.

Để cơ chế UPR tiếp tục cải thiện tình hình nhân quyền tại mỗi quốc gia, các nước ASEAN tin rằng UPR cần tăng cường đối thoại một cách xây dựng, cơ chế này cần trở thành một diễn đàn giúp chia sẻ những kinh nghiệm thiết thực nhất trong việc đảm bảo nhân quyền.

UPR cũng cần khuyến khích hợp tác xây dựng, nhất là thông qua trợ giúp kỹ thuật và tăng cường năng lực, với sự tham vấn và đồng thuận của quốc gia liên quan.

Cơ chế UPR là một quá trình cứ 4 năm một lần dưới sự bảo trợ của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, tất cả 193 nước thành viên Liên hợp quốc lần lượt thực hiện việc rà soát tình hình nhân quyền của nước mình.

Quá trình này tạo cơ hội cho mỗi thành viên tuyên bố các hoạt động mà họ đã làm để cải thiện tình hình nhân quyền trong nước và để hoàn thành các giao ước pháp lý về nhân quyền.

Cơ chế này không chỉ để kiểm soát, mà còn giúp đỡ giải quyết những khó khăn trong khi thực hiện các hoạt động cải thiện nhân quyền. Quá trình này dựa trên sự làm việc và đối thoại chung giữa các nước với nhau.

Cơ chế này đã bắt đầu được tiến hành từ năm 2008, chu kỳ UPR lần thứ 3 sẽ được khởi động vào năm 2017. UPR được đánh giá là sáng kiến quan trọng nhất của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc./.

Theo TTXVN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh