Xuất khẩu lao động (XKLĐ) năm 2018 vẫn chủ yếu tập trung vào thị thường truyền thống và tiềm năng như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Đông,... Nhưng một số thị trường sẽ có chính sách mới, hứa hẹn tạo điều kiện tốt hơn cho người lao động (NLĐ)
Xuất khẩu lao động (XKLĐ) năm 2018 vẫn chủ yếu tập trung vào thị thường truyền thống và tiềm năng như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Đông,... Nhưng một số thị trường sẽ có chính sách mới, hứa hẹn tạo điều kiện tốt hơn cho người lao động (NLĐ).
Lao động Vĩnh Long tìm hiểu thị trường Nhật tại Trung tâm Dịch vụ việc làm. |
XKLĐ- lối khác vào đời
Thấy ba mẹ vất vả nên sau khi tốt nghiệp THPT, con trai út của ông Nguyễn Văn Thanh (ấp Mỹ Hưng, xã Thiện Mỹ- Trà Ôn) là em Nguyễn Minh Trạng đã tham gia XKLĐ ở Nhật Bản. Không phụ lòng ba mẹ, ở nơi xứ người Trạng chăm chỉ làm việc.
Mức lương hàng tháng từ 25- 27 triệu đồng, sau khi trừ chi phí ăn ở, Minh Trạng tích cóp gửi về cho gia đình hơn 600 triệu đồng.
Nhờ số tiền này mà ông Thanh chuộc lại đất đai, xây nhà khang trang và mua thêm 13 công vườn để trồng cây ăn trái. Sau 3 năm trở về nước, Minh Trạng xin vào làm ở một công ty Nhật tại TP Hồ Chí Minh.
Giờ đây, cuộc sống gia đình ông Thanh rất ổn định, và là một trong những hộ khấm khá nơi vùng quê này.
Theo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Vĩnh Long, hàng năm, số người bước vào độ tuổi LĐ khá lớn, số người hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương chưa có việc làm, học sinh tốt nghiệp ra trường, LĐ thất nghiệp tồn đọng đã gây áp lực không nhỏ cho vấn đề giải quyết việc làm.
Do vậy, XKLĐ là một kênh đóng góp quan trọng vào công tác giải quyết việc làm của tỉnh, nhất là đối với LĐ nông thôn.
Theo ông Võ Văn Tám- Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, giai đoạn 2011- 2016, toàn tỉnh đưa trên 3.000 LĐ làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Nguồn ngoại tệ do NLĐ gởi về cho gia đình hơn 2,2 triệu đô la Mỹ.
Riêng năm 2017, toàn tỉnh có 1.010 LĐ xuất cảnh, chủ yếu ở thị trường Nhật Bản, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Năm qua, sở chủ trương khi doanh nghiệp đến đăng ký tuyển dụng LĐ trên địa bàn tỉnh thì phòng chuyên môn thẩm định hồ sơ đầy đủ, sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đến tất cả các huyện- thị- thành cùng phối hợp chính quyền địa phương tuyên truyền tư vấn, tuyển LĐ trực tiếp.
Với cách làm này, trong hơn 1.010 LĐ của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài thì có trên 60% LĐ thuộc các huyện.
Ngoài ra, đây còn là năm đầu tiên Vĩnh Long triển khai thực hiện chính sách đặc thù cho LĐ vay vốn XKLĐ theo hình thức tín chấp. Nhờ vậy mà nhiều hộ khó khăn trước đây không có khả năng trang trải chi phí XKLĐ, nay đã thuận lợi hơn.
Thêm nhiều cơ hội mới
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, năm 2017, các thị trường truyền thống ổn định và tăng tiếp nhận đáng kể số lượng LĐ, đã tạo đà cho XKLĐ vượt kế hoạch đề ra.
Năm 2018, mở ra nhiều cơ hội mới cho LĐ Việt
Tại thị trường “xứ hoa anh đào”, các ngành nghề truyền thống như xây dựng, cơ khí nông nghiệp, chế biến thực phẩm, dệt may vẫn cần nhiều nhân lực để xây dựng các công trình thể thao cho Thế vận hội
Đồng thời, Nhật đang tiếp nhận LĐ trong ngành điều dưỡng, hộ lý với thu nhập cao, trung bình trên 60 triệu đồng/tháng.
Theo bà Lý Kiều Diễm- Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Long, thị trường Nhật Bản có sức hút đối với LĐ bởi thu nhập cao, chế độ bảo hiểm an sinh xã hội tốt, quyền lợi NLĐ được đảm bảo. Mức lương cơ bản của NLĐ từ 25- 30 triệu đồng/tháng, trừ sinh hoạt có thể tích lũy được 18 triệu đồng (chưa tính làm thêm).
Đối với LĐ diện kỹ sư, kỹ thuật viên, mức thu nhập trên 45 triệu đồng/tháng. Song, với những ngành có trình độ cao, thì NLĐ cần phải trang bị tiếng Nhật thật tốt mới đáp ứng được.
Ngoài học tiếng Nhật tại Trung tâm Nhật ngữ (xã Thanh Đức- Long Hồ), học viên còn được học tác phong công nghiệp, kỹ năng sống, định hướng nghề nghiệp. |
Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng của thị trường Đài Loan vẫn tiếp tục tăng cao, tập trung chủ yếu là các ngành nghề điện tử, dệt may, chế biến thực phẩm, cơ khí… Mức thu nhập bình quân của LĐ ở thị trường này khoảng 20 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, một số thị trường như
Mới đây, Bản ghi nhớ về hợp tác LĐ và thỏa thuận về phái cử và tiếp nhận lao động giữa Chính phủ Việt
Năm 2018, Vĩnh Long tăng cường đào tạo LĐ có tay nghề, kỹ năng phù hợp với thị trường XKLĐ; tiếp tục các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm của hệ thống các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm; phát huy và nâng cao năng lực hoạt động sàn giao dịch việc làm và tạo ra nhiều kênh kết nối cung- cầu LĐ hiệu quả.
Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để thị trường LĐ phát triển, đáp ứng mục tiêu tạo việc làm mới cho 19.000 lao động/năm (trong đó, XKLĐ đạt 800 LĐ/năm).
Lợi ích của XKLĐ rất lớn, không chỉ có việc làm ổn định, cho thu nhập cao, mà điều quan trọng hơn là NLĐ còn học hỏi được rất nhiều từ công việc, nâng cao trình độ tay nghề và tác phong làm việc công nghiệp, để từ đó thay đổi thói quen, tư duy, giúp họ chủ động, tự tin hơn trong cuộc sống.
Điều đó hoàn toàn phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay, công tác giảm nghèo ở địa phương sẽ đạt hiệu quả bền vững, góp phần cho Vĩnh Long nâng cao lợi thế, thu hút đầu tư từ nước ngoài.
Nhật Bản dự kiến sẽ là thị trường hấp dẫn nhất, do năm 2018 sẽ thực hiện một số chính sách mới. Cụ thể, Nhật Bản chấp thuận việc tiếp nhận lại các thực tập sinh trong ngành xây dựng đã hoàn thành hợp đồng về nước, cho phép một số ngành nghề đi làm việc lại lần 2, tăng mức lương cơ bản thêm từ 25- 30 yen/giờ làm. Đáng chú ý, nếu như các năm trước Nhật Bản dành cơ hội cho những LĐ phổ thông thì năm 2018 này sẽ có nhiều vị trí làm việc cho những lao động trí thức, tuyển dụng theo chương trình kỹ sư, kỹ thuật viên với nhiều ưu đãi đặc biệt. |
Bài, ảnh: THÚY QUYÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin