Chùm ảnh

Tam Bình bứt phá đi lên

Cập nhật, 05:43, Thứ Ba, 14/07/2020 (GMT+7)

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI (nhiệm kỳ 2015- 2020), Tam Bình đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, chất lượng, hiệu quả được nâng lên; thực hiện đạt và vượt 16/22 chỉ tiêu chủ yếu và 50/52 chỉ tiêu giải pháp.

Theo đó, nền kinh tế phát triển đúng hướng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp từng bước phát triển theo hướng nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm và bền vững, đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; hệ thống hạ tầng được đầu tư, nâng cấp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, dân sinh, bảo vệ môi trường; công tác xây dựng nông thôn mới chuyển biến tích cực; đời sống vật chất tinh thần người dân không ngừng được cải thiện và nâng lên; quốc phòng- an ninh được giữ vững, chính trị- xã hội ổn định, công tác tuyển quân nhiều năm liền đạt đơn vị đứng đầu tỉnh; hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố và ngày càng vững mạnh, tạo được sự đồng thuận trong tầng lớp nhân dân, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Nhà nước.

Trong nhiệm kỳ, huyện Tam Bình được đánh giá ở tốp đầu trong cụm thi đua các huyện- thị- thành (năm 2017- 2018); được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua nhất cụm, 7 xã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Như vậy, đến nay huyện Tam Bình và 13 xã đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Nhân Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Tam Bình lần thứ XII (nhiệm kỳ 2020- 2025), xin giới thiệu một số nét nổi bật trong nhiệm kỳ qua.

NGUYỄN XUÂN (thực hiện)

Tam Bình là huyện có diện tích trồng lúa lớn nhất tỉnh (41.500 ha/năm) và năng suất lúa bình quân cả năm cao nhất tỉnh (6,29 tấn/ha). Huyện đề ra mục tiêu xây dựng thành vùng sản xuất lúa sạch, liên kết tiêu thụ 150ha ở xã Mỹ Lộc và hình thành vùng lúa chất lượng cao gắn với cánh đồng mẫu ở các xã.
Tam Bình là huyện có diện tích trồng lúa lớn nhất tỉnh (41.500 ha/năm) và năng suất lúa bình quân cả năm cao nhất tỉnh (6,29 tấn/ha). Huyện đề ra mục tiêu xây dựng thành vùng sản xuất lúa sạch, liên kết tiêu thụ 150ha ở xã Mỹ Lộc và hình thành vùng lúa chất lượng cao gắn với cánh đồng mẫu ở các xã.

 

Huyện Tam Bình có 8.320ha vườn cây ăn trái. Trong đó, có 3.353ha cam sành, đứng thứ 2 trong tỉnh. Huyện đang tập trung phát triển mô hình cam sạch ở Bình Ninh, Loan Mỹ để nhân rộng, củng cố thương hiệu cam sành Tam Bình.
Huyện Tam Bình có 8.320ha vườn cây ăn trái. Trong đó, có 3.353ha cam sành, đứng thứ 2 trong tỉnh. Huyện đang tập trung phát triển mô hình cam sạch ở Bình Ninh, Loan Mỹ để nhân rộng, củng cố thương hiệu cam sành Tam Bình.

 

Diện tích trồng màu của huyện Tam Bình đang phát triển mạnh với trên 6.520ha và đã hình thành vùng màu chuyên canh ở các xã Ngãi Tứ, Bình Ninh, Loan Mỹ, lợi nhuận cao gấp 2- 3 lần so trồng lúa. Trong ảnh: Mô hình trồng màu trong nhà lưới theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đang được nông dân quan tâm đầu tư.
Diện tích trồng màu của huyện Tam Bình đang phát triển mạnh với trên 6.520ha và đã hình thành vùng màu chuyên canh ở các xã Ngãi Tứ, Bình Ninh, Loan Mỹ, lợi nhuận cao gấp 2- 3 lần so trồng lúa. Trong ảnh: Mô hình trồng màu trong nhà lưới theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đang được nông dân quan tâm đầu tư.

 

Với diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất tỉnh (689ha), huyện Tam Bình đang khai thác tiềm năng mặt nước và diện tích ruộng không sản xuất lúa vụ 3 để nuôi trồng thủy sản. Trong ảnh: Mô hình nuôi ếch trong vèo kết hợp nuôi cá rô, cá tra của nông dân xã Bình Ninh đang đem lại nguồn lợi khá.
Với diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất tỉnh (689ha), huyện Tam Bình đang khai thác tiềm năng mặt nước và diện tích ruộng không sản xuất lúa vụ 3 để nuôi trồng thủy sản. Trong ảnh: Mô hình nuôi ếch trong vèo kết hợp nuôi cá rô, cá tra của nông dân xã Bình Ninh đang đem lại nguồn lợi khá.

 

Giai đoạn 2016- 2020, từ vốn đầu tư của Nhà nước và huy động các nguồn tài trợ trên 417 tỷ đồng, đã xây mới và nâng cấp 327 công trình phục vụ thiết thực cho đời sống dân sinh.
Giai đoạn 2016- 2020, từ vốn đầu tư của Nhà nước và huy động các nguồn tài trợ trên 417 tỷ đồng, đã xây mới và nâng cấp 327 công trình phục vụ thiết thực cho đời sống dân sinh.

 

Toàn huyện Tam Bình hiện có 14 làng nghề được công nhận, tăng 3 làng nghề so năm 2015 với sản phẩm chủ lực là đan thảm lục bình và bánh tráng giấy.
Toàn huyện Tam Bình hiện có 14 làng nghề được công nhận, tăng 3 làng nghề so năm 2015 với sản phẩm chủ lực là đan thảm lục bình và bánh tráng giấy.

 

Trong nhiệm kỳ, huyện đã phối hợp hỗ trợ 9 lượt hộ kinh doanh chuyển đổi công nghệ sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Trong ảnh: Ông Trần Thanh Mẫn- Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tham quan Công ty TNHH Sơn Hải (xã Song Phú).
Trong nhiệm kỳ, huyện đã phối hợp hỗ trợ 9 lượt hộ kinh doanh chuyển đổi công nghệ sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Trong ảnh: Ông Trần Thanh Mẫn- Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tham quan Công ty TNHH Sơn Hải (xã Song Phú).

 

Trong nhiệm kỳ, đã mở 312 lớp dạy nghề với 5.770 lượt học viên tham dự, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có chuyên môn kỹ thuật đến cuối năm 2020 chiếm 73,11%.
Trong nhiệm kỳ, đã mở 312 lớp dạy nghề với 5.770 lượt học viên tham dự, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có chuyên môn kỹ thuật đến cuối năm 2020 chiếm 73,11%.

 

Với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, ước đến cuối năm 2020, toàn huyện Tam Bình có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 75% số xã trong huyện. Trong đó, có 2 xã ngoài lộ trình nhưng đã bứt phá về đích nông thôn mới là xã Phú Lộc và Tân Lộc.
Với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, ước đến cuối năm 2020, toàn huyện Tam Bình có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 75% số xã trong huyện. Trong đó, có 2 xã ngoài lộ trình nhưng đã bứt phá về đích nông thôn mới là xã Phú Lộc và Tân Lộc.