Hội nghị hợp nhất các tổ chức đảng: Thông qua cương lĩnh chính trị đầu tiên

01:01, 14/01/2021

Kể từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã trải qua 12 kỳ đại hội và một hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản mang tầm vóc lịch sử của Đại hội thành lập Đảng. Mỗi kỳ đại hội Đảng là một mốc lịch sử quan trọng ghi nhận, đánh dấu những thắng lợi, thành tựu và những bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và công tác xây dựng Đảng. Kể từ số này, Tòa soạn xin trân trọng giới thiệu tổng quan về 12 kỳ đại hội của Đảng.

 

Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh/Trần Phú- Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh/Trần Phú- Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

 

Kể từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã trải qua 12 kỳ đại hội và một hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản mang tầm vóc lịch sử của Đại hội thành lập Đảng. Mỗi kỳ đại hội Đảng là một mốc lịch sử quan trọng ghi nhận, đánh dấu những thắng lợi, thành tựu và những bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và công tác xây dựng Đảng. Kể từ số này, Tòa soạn xin trân trọng giới thiệu tổng quan về 12 kỳ đại hội của Đảng.

Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc  từ 6/1- 7/2/1930 tại Cửu Long (Trung Quốc) mang tầm vóc lịch sử của Đại hội thành lập Đảng.

Hội nghị đã đề ra Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng và Lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh và tất cả đồng bào bị áp bức, bóc lột nhân dịp thành lập Đảng. Trong đó, Chánh cương vắn tắt của Đảng và Sách lược vắn tắt của Đảng phản ánh nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Những văn kiện được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Đó là nền tảng quan trọng xây dựng nên đường lối và phương pháp cách mạng của Đảng ta.

Từ 14- 31/10/1930, Hội nghị lần thứ nhất BCH Trung ương lâm thời có ý nghĩa như một đại hội cũng tổ chức tại Hong Kong (Trung Quốc), do đồng chí Trần Phú chủ trì, quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua bản Luận cương Chính trị của Ðảng Cộng sản Ðông Dương do đồng chí Trần Phú khởi thảo. Hội nghị bầu BCH Trung ương chính thức gồm 7 đồng chí: Trần Phú, Nguyễn Trọng Nhã, Lê Mao, Trần Văn Lan, Nguyễn Phong Sắc, A Lầu (Lưu Lập Đạo), Ngô Đức Trì. Đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.

Đại hội lần thứ I

Thống nhất các phong trào đấu tranh cách mạng 3 nước Đông Dương dưới sự lãnh đạo của Đảng

Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng họp từ 27- 31/3/1935, tại Ma Cao (Trung Quốc). Tham dự Đại hội có 13 đại biểu thay mặt gần 600 đảng viên đang hoạt động ở trong nước và ngoài nước.

Đại hội đề ra 3 nhiệm vụ chủ yếu: Củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng rộng rãi; đẩy mạnh chống chiến tranh đế quốc; thông qua Nghị quyết chính trị và Điều lệ Đảng, các nghị quyết về vận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ...  

Đại hội bầu BCH Trung ương gồm 13 đồng chí, do đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc được cử làm đại diện của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng sản. Tháng 7/1936, đồng chí Hà Huy Tập được cử làm Tổng Bí thư. Gần 2 năm sau, tháng 3/1938, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được cử làm Tổng Bí thư của Đảng.

Đại hội là dấu mốc lịch sử quan trọng, được tổ chức sau 5 năm tổ chức hội nghị hợp nhất các Đảng, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đại hội đánh dấu sự khôi phục các tổ chức đảng từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước ra ngoài nước.

H.K (st giới thiệu)

(Còn tiếp)

 

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh