Tài liệu hướng dẫn tạm thời trữ nước phân tán, tưới hiệu quả cho cây ăn trái vùng ĐBSCL

Cập nhật, 18:37, Thứ Sáu, 22/03/2024 (GMT+7)

(VLO) Tài liệu do Cục Thủy lợi phối hợp với Viện Khoa học thủy lợi miền Nam và các cơ quan có liên quan xây dựng và ban hành, áp dụng trong điều kiện xâm nhập mặn mùa khô 2023-2024.

ĐBSCL có gần 390.000 ha đất trồng cây ăn trái, chiếm 54% tổng diện tích khu vực miền Nam.
ĐBSCL có gần 390.000 ha đất trồng cây ăn trái, chiếm 54% tổng diện tích khu vực miền Nam.

Theo số liệu thống kế năm 2021, ĐBSCL có gần 390.000 ha đất trồng cây ăn trái, chiếm 54% tổng diện tích khu vực miền Nam và 34% diện tích cả nước.

So với các loại cây trồng khác ăn ăn trái rất nhạy cảm với biến đổi môi trường, khả năng chịu hạn, mặn kém. Do vậy nếu để xảy ra hiện tượng cây chết sẽ là tai họa đối với người dân bởi trong nhiều năm mới có thể khôi phục, trồng lại…

“Tài liệu hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trữ nước phân tán, tưới hiệu quả cho cây ăn trái vùng ĐBSCL, áp dụng trong điều kiện xâm nhập mặn mùa khô 2023-2024” được cập nhật từ “Tài liệu hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trữ nước, tưới nước hiệu quả cho cây ăn trái vùng ĐBSCL, áp dụng trong điều kiện xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021”, kết quả điều tra thực tế, đồng thời đã được các địa phương và người dân áp dụng vào thực tiễn mang hiệu quả tích cực.

Tài liệu hướng dẫn gồm 4 phần: Hướng dẫn chung; Nhận định xâm nhập mặn mùa khô năm 2023-2024 vùng ĐBSCL; Hướng dẫn tạm thời một số giải pháp tích, trữ nước phân tán cho cây ăn trái và Hướng dẫn tạm thời phương pháp tưới nước hiệu quả cho cây ăn trái.

Mục tiêu biên soạn và phát hành nhằm cung cấp các thông tin giúp cho các nhà quản lý chuyên ngành về trồng trọt, thủy lợi, người dân trồng cây ăn trái vùng ĐBSCL thực hiện giải pháp tích trữ nước, tưới nước cho cây ăn trái trong điều kiện bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, giảm thiểu tác động do hạn mặn gây ra.

Tin, ảnh: N.HOÀNG

Các tin khác: