Mặt trời nhân tạo có thể cung cấp năng lượng cho Trái đất

Cập nhật, 08:16, Thứ Bảy, 17/07/2021 (GMT+7)

Đó là một bể thép hình cầu có đường kính khoảng 183cm chứa plasma phát ra ánh sáng và tia lửa nóng nhất trong hệ mặt trời- nóng hơn cả lõi của Mặt trời- tức là hơn 15 triệu độ C được Tokamak Energy- một công ty của Anh- phát triển.

Không giống như một lò phản ứng phân hạch hạt nhân thông thường- năng lượng được giải phóng bằng cách phân tách các nguyên tử uranium- nhà máy điện nhiệt hạch không bao giờ có thể tan chảy như lò phản ứng hạt nhân, làm giải phóng chùm phóng xạ không an toàn cho con người. Lò phản ứng nhiệt hạch nếu bị sự cố sẽ chỉ đơn giản là lạnh đi, khi quá trình nhiệt hạch kết thúc. Hơn nữa, nhiên liệu của lò phản ứng nhiệt hạch vừa không cạn kiệt vừa rẻ không thể tưởng tượng được vì nguyên liệu thô của nó- hydro- có thể được lấy từ nước biển.

Đây cũng sẽ là hồi chuông báo tử cho động cơ đốt trong và các khí nhà kính độc hại mà nó thải ra.

Với các phiên bản nhỏ hơn, di động thậm chí có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho máy bay và tàu container, cắt giảm một nguồn phát thải lớn CO2. Nhiệt tạo ra bởi một lò phản ứng nhiệt hạch có thể được khai thác bởi một thiết bị- được nhóm Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Vương quốc Anh, cũng có trụ sở tại Oxfordshire phát minh- được gọi là bộ phân kỳ.

Điện mà phản ứng tổng hợp tạo ra sẽ không chỉ thực sự không có carbon- không giống như điện từ gió và các tấm pin mặt trời- mà còn miễn nhiễm với thời tiết thay đổi.

Theo người đồng sáng lập và Phó Chủ tịch của Tokamak Energy- TS. David Kingham- tuyên bố: Trong vòng vài tháng nữa, lò phản ứng Didcot hiện tại- được gọi là ST 40- sẽ vượt qua một cột mốc quan trọng, khi plasma của nó đạt tới nhiệt độ đáng kinh ngạc 100 triệu độ C- nóng gấp 6 lần tâm của Mặt trời.

Ông khẳng định công ty đang trên đà chuyển giao các nhà máy điện nhiệt hạch thương mại đầu tiên trên thế giới vào cuối những năm 2030. Mỗi máy có công suất ổn định 150MW- đủ để cung cấp năng lượng cho một thành phố có 150.000 dân.

HẢI HUỲNH

(Nguồn: Mail Online/Science)