3 điểm nhấn trong mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Cập nhật, 18:00, Chủ Nhật, 09/06/2019 (GMT+7)

Theo BCĐ thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020” của tỉnh (đề án 1956), có 3 điểm quan trọng trong nội dung thí điểm mô hình đào tạo nghề cho LĐNT năm 2019.

Đó là tiếp tục rà soát nhu cầu và nhân rộng các mô hình điển hình như: Đào tạo nghề xây dựng dân dụng gắn với thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho các hộ gia đình kinh tế khó khăn, gắn với thực hiện các công trình phúc lợi xã hội; đào tạo nghề nuôi trồng gắn với hỗ trợ giống.

Tiếp đến xây dựng mô hình điển hình trong đào tạo nghề: cơ khí hàn, cơ khí cắt gọt kim loại, điện công nghiệp- điện dân dụng, xây dựng dân dụng, nghề điều dưỡng, gắn với nhu cầu tham gia làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của LĐNT. Đồng thời xây dựng mô hình đào tạo nghề gắn với hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và du lịch.

Các hoạt động cụ thể của đề án triển khai thực hiện trong năm nay cũng được BCĐ tỉnh đưa ra gồm: tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho LĐNT; điều tra khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề của LĐNT; đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; hỗ trợ LĐNT học nghề...

MINH THÁI