Cảm biến mới phát hiện "hóa chất vĩnh viễn" có hại trong nước uống

Cập nhật, 06:58, Chủ Nhật, 17/03/2024 (GMT+7)

Các nhà hóa học Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã thiết kế một cảm biến có thể phát hiện một lượng nhỏ chất perfluoroalkyl và polyfluoroalkyl (PFAS)- các hóa chất được tìm thấy trong bao bì thực phẩm, dụng cụ nấu nướng chống dính và nhiều sản phẩm tiêu dùng khác.

Những hợp chất này, còn được gọi là “hóa chất vĩnh viễn” vì chúng không bị phân hủy một cách tự nhiên, có liên quan đến nhiều tác động có hại cho sức khỏe, bao gồm ung thư, các vấn đề về sinh sản và làm gián đoạn hệ miễn dịch và nội tiết.

Sử dụng công nghệ cảm biến mới dựa trên công nghệ dòng chảy bên- phương pháp tương tự được sử dụng cho các xét nghiệm nhanh chóng về COVID-19 và xét nghiệm mang thai, các nhà nghiên cứu phát hiện mức PFAS thấp tới 200‰ tỷ trong mẫu nước. Thiết bị họ thiết kế có thể cung cấp phương pháp để người tiêu dùng kiểm tra nước uống và nó cũng có thể hữu ích trong các ngành phụ thuộc nhiều vào hóa chất PFAS, bao gồm sản xuất chất bán dẫn và thiết bị chữa cháy.

GS hóa học Timothy Swager, tác giả chính, cho biết: “Có nhu cầu thực sự về những công nghệ cảm biến này. Chúng ta đã bị mắc kẹt với những hóa chất này trong một thời gian dài, vì vậy chúng ta cần có khả năng phát hiện và loại bỏ chúng”.

HẢI HUỲNH (nguồn: the Proceedings of the National Academy of Sciences)

 

Các tin khác: