Con người có thể được sinh ra trong vũ trụ?

Cập nhật, 07:07, Thứ Bảy, 27/05/2017 (GMT+7)

Có thể bảo quản tinh trùng các chuyến du hành vũ trụ, mở ra khả năng mới cho các chuyến đi của con người lên sao Hỏa và xa hơn nữa.

Phát hiện này được thực hiện sau khi những chú chuột khỏe mạnh được sinh ra bằng cách sử dụng tinh trùng chuột đông lạnh được bảo quản 9 tháng trong không gian.

Các nhà nghiên cứu cho biết, đối với con người sống trên các trạm không gian hoặc các hành tinh khác trong thời gian dài, các khuẩn lạc có thể sẽ phải trữ các mẫu tinh trùng và trứng để sinh sản.

Mặc dù tinh trùng bị tổn thương do tiếp xúc với bức xạ mặt trời dài hạn, các nhà nghiên cứu nhận thấy, bất kỳ thiệt hại nào cũng có thể được sửa chữa trong quá trình phát triển phôi.

Các nhà nghiên cứu thuộc Trường ĐH Yamanashi (Nhật Bản) viết: “Trong tương lai, con người sẽ sống trên các trạm vũ trụ quy mô lớn hoặc trong các môi trường không gian khác trong vài năm hoặc thậm chí nhiều thế hệ. Nếu con người bắt đầu sống vĩnh viễn trong không gian, công nghệ sinh sản được hỗ trợ bằng cách sử dụng tinh trùng được bảo quản sẽ rất quan trọng để sinh con”.

Tuy nhiên, bức xạ trên Trạm Không gian quốc tế (ISS) có sức mạnh gấp 100 lần so với Trái đất và bức xạ gây ra sự phá hủy ADN trong tế bào và giao tử.

Ảnh hưởng của bức xạ này lên tế bào tinh trùng có thể gây ra các vấn đề sinh sản nghiêm trọng cho các sinh vật ở không gian, bao gồm cả người, các nhà nghiên cứu cho biết.

Để kiểm tra xem bức xạ này có thể gây tổn hại đến tinh trùng không, nhóm nghiên cứu đã gửi các mẫu tinh trùng chuột được đông khô để lưu trữ trên ISS trong 288 ngày. Tinh trùng được bảo quản trong tủ đá ở -95°C từ 8/2013- 5/2014.

Sau khi các mẫu trở lại Trái đất, tinh trùng được so sánh với các mẫu kiểm soát được bảo quản trên Trái đất trong cùng thời kỳ trong điều kiện tương tự. Nghiên cứu cho thấy, chuyến du hành vũ trụ dài hạn đã làm hư hỏng một chút ADN các mẫu được bảo quản trên không gian, so với các mẫu kiểm soát.

Nhưng nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, sự phá hủy ADN này không cản trở khả năng thụ tinh của trứng và
tinh trùng.

HẢI HUỲNH (nguồn: Mail Online/Science)