Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2016 tại TP.HCM diễn ra ở đâu và có gì mới?

Cập nhật, 19:21, Thứ Ba, 12/04/2016 (GMT+7)

Giỗ tổ Hùng Vương tại TP.HCM diễn ra từ ngày 15 - 17/4 (mùng 9 - 11/3 âm lịch) tại khu tưởng niệm các vua Hùng, Bình Long. 30 bia đá mang về từ các đảo ở Trường Sa cũng được trưng bày tại nơi này.

UBND TP.HCM đã công bố thời gian về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn quý II/2016.

Theo đó lễ giỗ tổ Vua Hùng được Ban quản lý Khu Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc (Bình Long, quận 9) triển khai kế hoạch tổ chức cùng với một số hoạt động văn hóa dân gian mang đậm bản sắc dân tộc như: hội sách; trò chơi dân gian; triển lãm thư - họa, trà Việt; biểu diễn võ cổ truyền – vovinam; hội trại truyền thống “Tự hào nòi giống Tiên Rồng” lần 8...

 

Khu vực đền thờ - nơi diễn ra các nghi lễ trong ngày giỗ Quốc Tổ hàng năm tại phường Long Bình, quận 9, TP.HCM.
Khu vực đền thờ - nơi diễn ra các nghi lễ trong ngày giỗ Quốc Tổ hàng năm tại phường Long Bình, quận 9, TP.HCM.


Lễ hội được tổ chức trang trọng gồm phần lễ và phần hội nhằm tôn vinh giá trị di sản “tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” vốn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Giáo dục truyền thống yêu nước, tỏ lòng biết ơn và ghi nhận công đức đối với các vị Vua Hùng, các bậc tiền nhân đã có công lập nước, dựng nước và giữ nước.

Con đường dẫn vào đền thờ được lát bằng đá xẻ, trải dọc theo con đường là những bụi tre đằng ngà vàng óng, xanh mướt.
Con đường dẫn vào đền thờ được lát bằng đá xẻ, trải dọc theo con đường là những bụi tre đằng ngà vàng óng, xanh mướt.
Khu tưởng niệm các vua Hùng được xây dựng trên 1 ngọn đồi cao 21m so với mặt nước biển, có diện tích 59.306m2 do kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu thiết kế với 3 bậc: bậc 1, thờ Quốc tổ Hùng Vương; bậc 2, thờ Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ; bậc còn lại là các hoa văn, họa tiết về văn hóa Đông Sơn.

Bên cạnh bàn thờ vua hùng là hai bình gốm chứa
Bên cạnh bàn thờ vua hùng là hai bình gốm chứa

 

Sân vọng (lầu thượng) có hình vuông cao hơn đồi 11m, góc phải và trái của sân vọng có 54 cột đá tượng trưng cho 54 dân tộc. Sau khi thực hiện nghi lễ, khách hành hương sẽ lên sân vọng thắp nhang và tâm nguyện hướng về đất tổ ở phương Bắc, nơi cội nguồn của dân tộc.

 

54 cột đá tượng trưng cho 54 dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
54 cột đá tượng trưng cho 54 dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

 

33 bia đá chủ quyền Trường Sa do Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam trao tặng.
33 bia đá chủ quyền Trường Sa do Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam trao tặng.
Ở giữa kiến trúc đặt phiên bản trống đồng Hoàng Hạ (Hòa Bình), có niên đại 2000 – 2500 năm.
Ở giữa kiến trúc đặt phiên bản trống đồng Hoàng Hạ (Hòa Bình), có niên đại 2000 – 2500 năm.

Đến nay Công viên lịch sử - văn hóa dân tộc đã trở thành tâm điểm giáo dục lịch sử truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam. Đền là nơi thiêng liêng để tưởng niệm, vọng bái tổ tông, hướng về cội nguồn, đặc biệt là nơi tổ chức lễ giỗ Quốc Tổ hàng năm.

Để chuẩn bị tốt cho ngày giỗ tổ, ban quản lý đã cho kiểm tra và sửa chữa hệ thống đèn chiếu sáng toàn khu, đảm bảo nguồn điện trong các ngày diễn ra lễ hội, lập phương án phối hợp với lực lượng địa phương bảo vệ an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, liên hệ với công an quận, công an phường Long Bình để thống nhất phương án tổ chức bảo vệ lễ hội.

 

Đền tưởng niệm các Vua Hùng ở phường Bình Long, quận 9, TP.HCM
Đền tưởng niệm các Vua Hùng ở phường Bình Long, quận 9, TP.HCM

Theo NguoiduatinĐược biết sẽ có hơn 2000 người từ một số trường đại học, cao đẳng, doanh trại quân đội, cán bộ công chức, viên chức, người lao động về tham dự đại lễ. Thông qua lễ hội lần này nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh khu Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc và Đền tưởng niệm các Vua Hùng đến với nhân dân cả nước và du khách quốc tế.

Theo Người đưa tin