Quy hoạch chiến lược thủy lợi phải căn cơ, dài hơi và song hành với biến đổi khí hậu

Cập nhật, 16:49, Thứ Năm, 08/06/2017 (GMT+7)

Ngày 8/6/2017, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thủy lợi.

Đại biểu đề nghị nhà nước đảm bảo các nguồn lực cần thiết cho phát triển thủy lợi, đồng thời huy động sự đóng góp của cộng đồng tham gia các hoạt động dịch vụ thủy lợi.
Đại biểu đề nghị nhà nước đảm bảo các nguồn lực cần thiết cho phát triển thủy lợi, đồng thời huy động sự đóng góp của cộng đồng tham gia các hoạt động dịch vụ thủy lợi.

Đại biểu cho rằng hiện trạng thủy lợi nước ta hiện nay rất lớn và có nhiều công trình đã và đang xuống cấp, cần nguồn vốn lớn để duy tu, bảo dưỡng, phát triển mới.

Trong dự thảo luật, các khoản chính sách dường như vẫn xác định vai trò đầu tư của nhà nước là chính, chưa thể hiện được định hướng căn bản trong chuyển đổi chính sách, phương thức quản lý đối với hoạt động thủy lợi.

Đại biểu đề nghị, luật cần bổ sung một khoản trong chính sách là đa dạng hóa các hình thức đầu tư, quản lý, khai thác các công trình thủy lợi. Ngoài ra, luật cần thể hiện việc đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư xã hội cho việc đầu tư phát triển thủy lợi. 

Đại biểu cũng đề nghị việc quy hoạch chiến lược thủy lợi là phải căn cơ, dài hơi và đặc biệt là phải song hành với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Theo đó, dự thảo đề ra chiến lược xây dựng cho chu kỳ 10 năm, tầm nhìn 30 năm còn ngắn, đề nghị chỉnh sửa lại là: “Chiến lược thủy lợi được xây dựng cho chu kỳ 20 năm và tầm nhìn 50 năm”, quy định như vậy là phù hợp với thực tế, với điều kiện khí hậu nước ta hiện nay cũng như diễn biến trong tương lai.

Tin, ảnh: TÂM- THI