Ảnh

Giật mình trước những dòng nước "đang chết"

Cập nhật, 13:55, Thứ Ba, 09/05/2017 (GMT+7)

Đô thị TP Vĩnh Long được thiên nhiên ưu đãi với nhiều con sông lớn bao bọc, có nhiều dòng sông, kênh, rạch nhỏ len lỏi khắp nội thành- như những mạch máu chảy tuần hoàn trong cơ thể một thành phố năng động.

Tuy nhiên, nếu như những con sông lớn từng ngày chảy ngược xuôi- có vẻ sạch sẽ, thì trong từng ngóc ngách đô thị, những con kênh, rạch, những dòng nước đang từng ngày gánh trên mình biết bao là chất thải, cùng với tình trạng lấn chiếm, chặn mất dòng chảy, sự vô ý thức của người dân,… đã làm cho tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng.

Trong khi đó, thành phố đang từng ngày phấn đấu đạt chuẩn đô thị loại 2 một cách bền vững.

Tính đến nay, thành phố đã đạt 71% tiêu chí (44/59 tiêu chí) đô thị loại 2. Chủ tịch UBND TP Vĩnh Long Nguyễn Trung Kiên cho biết, chậm nhất đến năm 2020 thành phố sẽ cố gắng đạt chuẩn đô thị loại 2.

Song, ông cũng nhấn mạnh còn nhiều khó khăn, trong đó là tiêu chí về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Ông Nguyễn Trung Kiên nhấn mạnh, để đô thị phát triển bền vững, một trong những yếu tố chính là cần tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nếp sống văn minh đô thị, ý thức của người dân trong các vấn đề văn hóa, văn minh trong sự phát triển chung của thành phố…

… Những dòng sông, kênh, rạch, dòng nước len lỏi trong mình đô thị hiện có thể nói là đã, đang “chết dần, chết mòn” vì thiếu nạo vét, rác thải dồn ứ, nước đen ngòm và hôi thối…

Vì nhiều nguyên do mà tình trạng này đang từng ngày vẫn tiếp tục diễn ra, ngay chính trên những dòng nước cũng đã từng gắn bó với nhiều người.

Hãy khoan nhìn vào những dòng sông lớn đang chảy quanh đô thị với sự ô nhiễm chưa thể nhìn thấy rõ ràng, mà hãy nhìn vào những dòng nước đang “chết dần, chết mòn” trong lòng đô thị.

Và, nếu không có những hành động kịp thời, “mạch máu chết cũng khiến cho dòng sông lớn sẽ chết dần theo, rõ ràng hơn… Đến bao giờ, mới có câu trả lời cho câu hỏi, khi nào mọi người mới biết trân trọng dòng nước vô giá của mình”.

KHÁNH DUY (thực hiện)

Tại con rạch nằm sát đường Nguyễn Văn Lâu (Phường 8), một số người dân tự ý chặn lưới gây cản trở dòng chảy, ô nhiễm nặng khi nước cạn. Một số khác thì tự ý lấn chiếm, trưng dụng mặt bằng trên con rạch để buôn bán.
Tại con rạch nằm sát đường Nguyễn Văn Lâu (Phường 8), một số người dân tự ý chặn lưới gây cản trở dòng chảy, ô nhiễm nặng khi nước cạn. Một số khác thì tự ý lấn chiếm, trưng dụng mặt bằng trên con rạch để buôn bán.

 

5.5.Duy.Onhiem2: Theo số liệu cuối năm 2016, toàn thành phố có 1.720 trường hợp lấn chiếm đất công, trong đó có 1.062 trường hợp lấn chiếm kênh, rạch. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước và mỹ quan đô thị của thành phố (ảnh: Một góc con kênh ở khu vực cầu Kênh Cụt- Phường 3).
5.5.Duy.Onhiem2: Theo số liệu cuối năm 2016, toàn thành phố có 1.720 trường hợp lấn chiếm đất công, trong đó có 1.062 trường hợp lấn chiếm kênh, rạch. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước và mỹ quan đô thị của thành phố (ảnh: Một góc con kênh ở khu vực cầu Kênh Cụt- Phường 3).

 

Tại con rạch nhỏ cạnh hẻm 130 (khóm 4- Phường 2), tình trạnh ô nhiễm, nguồn nước bốc mùi hôi thối rất trầm trọng. Bà Tư Liễu- cư dân của hẻm cho biết: “Tình trạng này đã kéo dài rất lâu và chưa được giải quyết. Cùng với nguồn nước ô nhiễm, các bệnh truyền nhiễm cũng kéo theo khi hàng năm có nhiều trẻ em mắc bệnh”.
Tại con rạch nhỏ cạnh hẻm 130 (khóm 4- Phường 2), tình trạnh ô nhiễm, nguồn nước bốc mùi hôi thối rất trầm trọng. Bà Tư Liễu- cư dân của hẻm cho biết: “Tình trạng này đã kéo dài rất lâu và chưa được giải quyết. Cùng với nguồn nước ô nhiễm, các bệnh truyền nhiễm cũng kéo theo khi hàng năm có nhiều trẻ em mắc bệnh”.

 

Một đoạn con rạch hẻm 130 (khóm 4- Phường 2) như bị “xóa sổ” hoàn toàn. Khi phóng viên chụp ảnh trên đoạn rạch này, cũng phải lấy tay che mũi.
Một đoạn con rạch hẻm 130 (khóm 4- Phường 2) như bị “xóa sổ” hoàn toàn. Khi phóng viên chụp ảnh trên đoạn rạch này, cũng phải lấy tay che mũi.

 

Hệ thống cống góp phần điều tiết nguồn nước, tuy nhiên, nhìn thấy rác ngập ngụa như thế này, “ai mà không ngán ngẫm”? (ảnh: Chụp ở mặt cống trên đường Nguyễn Văn Lâu- Phường 2)
Hệ thống cống góp phần điều tiết nguồn nước, tuy nhiên, nhìn thấy rác ngập ngụa như thế này, “ai mà không ngán ngẫm”? (ảnh: Chụp ở mặt cống trên đường Nguyễn Văn Lâu- Phường 2)

 

Việc khơi thông dòng chảy là điều cần thiết, tuy nhiên, ý thức của người dân phải là điều kiện tiên quyết (ảnh: Mọi chất thải sinh hoạt được người dân cho thẳng xuống dòng nước đang chảy ở đoạn Cầu Cá trê- Phường 3).
Việc khơi thông dòng chảy là điều cần thiết, tuy nhiên, ý thức của người dân phải là điều kiện tiên quyết (ảnh: Mọi chất thải sinh hoạt được người dân cho thẳng xuống dòng nước đang chảy ở đoạn Cầu Cá trê- Phường 3).

 

Trên rác- dưới sông là hình ảnh không hề hiếm ở trong lòng đô thị.
Trên rác- dưới sông là hình ảnh không hề hiếm ở trong lòng đô thị.

 

Kênh, rạch đã hẹp, nay phải quằn mình chịu “teo tóp” vì bị lấn chiếm khiến cho dòng chảy không thông, bùn đất, nước bốc mùi hôi thối (ảnh: Chụp trên đường Lò rèn- Phường 4).
Kênh, rạch đã hẹp, nay phải quằn mình chịu “teo tóp” vì bị lấn chiếm khiến cho dòng chảy không thông, bùn đất, nước bốc mùi hôi thối (ảnh: Chụp trên đường Lò rèn- Phường 4).

 

Những đứa trẻ không còn dịp được cha mẹ cho xuống sông tắm, “bởi dòng nước không còn được an toàn như trước”.
Những đứa trẻ không còn dịp được cha mẹ cho xuống sông tắm, “bởi dòng nước không còn được an toàn như trước”.

 

Mọi sinh hoạt của người dân trong một số con hẻm đều diễn ra trên dòng kênh, rạch. Càng ngày, những dòng nước càng đen ngòm, hôi thối và mang trong mình nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh (ảnh: Dòng nước trong con hẻm Lê Thị Hồng Gấm- Phường 2).
Mọi sinh hoạt của người dân trong một số con hẻm đều diễn ra trên dòng kênh, rạch. Càng ngày, những dòng nước càng đen ngòm, hôi thối và mang trong mình nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh (ảnh: Dòng nước trong con hẻm Lê Thị Hồng Gấm- Phường 2).

 

Tại các điểm chợ, rác, nước thải đen ngòm được người dân xả trực tiếp xuống sông. Ý thức của một bộ phận người dân rất kém trong việc bảo vệ môi trường nước…
Tại các điểm chợ, rác, nước thải đen ngòm được người dân xả trực tiếp xuống sông. Ý thức của một bộ phận người dân rất kém trong việc bảo vệ môi trường nước…

 

Hàng ngày, mọi sinh hoạt, nước, rác thải của một bộ phận người dân đều trên những dòng sông như thế này. Có bao giờ họ suy nghĩ và ý thức được rằng: Chính những hành động nhỏ của mình đang góp phần giết chết những dòng sông?  … Nhìn những cảnh tượng này, khó ai có thể trả lời rằng những dòng sông xanh trong, dịu dàng chảy trong lòng đô thị sẽ còn đến bao giờ?

Hàng ngày, mọi sinh hoạt, nước, rác thải của một bộ phận người dân đều trên những dòng sông như thế này. Có bao giờ họ suy nghĩ và ý thức được rằng: Chính những hành động nhỏ của mình đang góp phần giết chết những dòng sông? …

Nhìn những cảnh tượng này, khó ai có thể trả lời rằng những dòng sông xanh trong, dịu dàng chảy trong lòng đô thị sẽ còn đến bao giờ?