Chùm ảnh

Sự đáng sợ của máy bay ném bom Avro Lancaster Mk. X nổi tiếng

Cập nhật, 23:24, Thứ Hai, 21/11/2016 (GMT+7)

Lancaster là chiếc máy bay ném bom nổi tiếng nhất của Anh Quốc trong Thế chiến 2, với các đặc điểm bay và vận hành ấn tượng.

Theo Trung Hiếu/VOV.VN

Ảnh: WBD

Đây là loại oanh tạc cơ hạng nặng duy nhất của Không quân Anh có thể mang được các loại bom “địa chấn” nặng 5 hoặc 10 tấn.
Đây là loại oanh tạc cơ hạng nặng duy nhất của Không quân Anh có thể mang được các loại bom “địa chấn” nặng 5 hoặc 10 tấn.

 

Chiếc phi cơ loại này đã thể hiện được năng lực tấn công chính xác vào các con đập ở khu vực Ruhr (Đức) vào tháng 5/1943.
Chiếc phi cơ loại này đã thể hiện được năng lực tấn công chính xác vào các con đập ở khu vực Ruhr (Đức) vào tháng 5/1943.

 

 

Lancaster cũng đánh đắm chiến hạm Tirpitz của phát xít Đức vào tháng 11/1944. Tổng cộng có 7.377 chiếc Lancaster được chế tạo ở Anh và Canada.
Lancaster cũng đánh đắm chiến hạm Tirpitz của phát xít Đức vào tháng 11/1944. Tổng cộng có 7.377 chiếc Lancaster được chế tạo ở Anh và Canada.

 

 

Phi cơ dùng 4 động cơ Rolls-Royce Merlin. Nguyên mẫu máy bay này cất cánh vào tháng 1/1941.
Phi cơ dùng 4 động cơ Rolls-Royce Merlin. Nguyên mẫu máy bay này cất cánh vào tháng 1/1941.

 

 

 

Chiếc Lancaster trong ảnh là một máy bay quý hiếm còn sót lại và 1 trong 2 chiếc Lancaster còn có thể bay được trên thế giới hiện nay.
Chiếc Lancaster trong ảnh là một máy bay quý hiếm còn sót lại và 1 trong 2 chiếc Lancaster còn có thể bay được trên thế giới hiện nay.

 

 

Chiếc phi cơ trình diễn trong ảnh là thuộc về Bảo tàng Di sản Chiến đấu cơ của Canada.
Chiếc phi cơ trình diễn trong ảnh là thuộc về Bảo tàng Di sản Chiến đấu cơ của Canada.

 

Chiếc máy bay này được chế tạo vào tháng 7/1945 và phục vụ nhiều năm trong Không quân Canada trước khi nghỉ hưu vào năm 1964.
Chiếc máy bay này được chế tạo vào tháng 7/1945 và phục vụ nhiều năm trong Không quân Canada trước khi nghỉ hưu vào năm 1964.

 

 

Oanh tạc cơ này đã được sửa sang và bay trở lại lần đầu vào tháng 11/1988.
Oanh tạc cơ này đã được sửa sang và bay trở lại lần đầu vào tháng 11/1988.

 

 

Chiếc phi cơ Lancaster này là để tưởng nhớ phi công Andrew Charles Mynarski và lòng dũng cảm của ông.
Chiếc phi cơ Lancaster này là để tưởng nhớ phi công Andrew Charles Mynarski và lòng dũng cảm của ông.

 

 

 

Đêm 12-13/6/1944, chiếc Lancaster X của ông bị một tiêm kích Luftwafffe của Đức bắn hạ.
Đêm 12-13/6/1944, chiếc Lancaster X của ông bị một tiêm kích Luftwafffe của Đức bắn hạ.

 

 

Khi oanh tạc cơ đó lao xuống đất, áo của Mynarski bắt lửa nhưng ông vẫn cố gắng giải cứu cho xạ thủ súng máy bị kẹt ở phía sau máy bay.
Khi oanh tạc cơ đó lao xuống đất, áo của Mynarski bắt lửa nhưng ông vẫn cố gắng giải cứu cho xạ thủ súng máy bị kẹt ở phía sau máy bay.

 

Điều kỳ diệu là xạ thủ đó đã sống sót sau khi máy bay đâm xuống đất. Tuy nhiên Mynarski đã tử thương.
Điều kỳ diệu là xạ thủ đó đã sống sót sau khi máy bay đâm xuống đất. Tuy nhiên Mynarski đã tử thương.