Chuẩn bị thử nghiệm "mắt sinh học" trên người có thể chữa mù

Cập nhật, 06:08, Thứ Bảy, 19/09/2020 (GMT+7)

 

Hơn 10 năm trong quá trình chế tạo, giờ các nhà khoa học đang chuẩn bị cấy “mắt sinh học” vào chủ thể người.

Các nhà nghiên cứu ĐH Monash đã phát triển thiết bị cấy ghép không dây đặt trên bề mặt não, được cho là có tác dụng phục hồi thị lực cho người mù.

Được gọi là hệ thống thị giác sinh học Gennaris, nó bao gồm một mũ đội đầu tùy chỉnh được trang bị máy ảnh và thiết bị phát không dây, bộ xử lý thị giác, phần mềm và một bộ gạch 9x9 milimet được cấy vào não.

Nghiên cứu về thiết bị này, được sử dụng trên cừu, đã thành công và không tạo ra bất kỳ tác dụng phụ nào đối với sức khỏe.

Nhóm nghiên cứu hiện đang tìm kiếm nguồn tài trợ để tăng cường sản xuất và phân phối thiết bị cấy ghép mà họ cho rằng có thể sớm được sử dụng để chữa các bệnh khác, bao gồm cả bại liệt.

Các nhà khoa học Úc chỉ là một trong số nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu việc kết nối não bộ với máy tính, vì Elon Musk cũng đã thiết kế một con chip mà ông đã trình diễn trên heo gần đây.

ĐH Monash đã bắt đầu thiết kế “hệ thống thị giác sinh học Gennaris” của mình hơn một thập kỷ trước, đây là hệ thống cấy ghép não “đầu tiên trên thế giới” nhằm khôi phục vị trí nhìn và nó đang được chuẩn bị cho các thử nghiệm trên người.

Hệ thống thị giác sinh học Gennaris có khả năng vượt qua các dây thần kinh thị giác bị tổn thương, chúng đang chặn các tín hiệu được gửi từ võng mạc đến “trung tâm thị giác” của não.

GS. Lowery thuộc Khoa Kỹ thuật hệ thống máy tính và điện của đại học, cho biết: “Bộ phận giả thị giác vỏ não nhằm khôi phục nhận thức thị giác cho những người bị mất thị lực bằng cách cung cấp kích thích điện đến vỏ não thị giác- vùng não tiếp nhận, tích hợp và xử lý thông tin trực quan.

Thiết kế của chúng tôi tạo ra một mô hình trực quan từ sự kết hợp của 172 điểm ánh sáng (phốt phát), cung cấp thông tin cho cá nhân để điều hướng môi trường trong nhà và ngoài trời, đồng thời nhận ra sự hiện diện của người và vật xung quanh họ”.

CHIÊU HÂN