Muốn tốt não bộ trẻ- giới hạn 2 giờ với TV, máy tính bảng

Cập nhật, 09:30, Thứ Bảy, 29/09/2018 (GMT+7)

 

Để trẻ em tiếp xúc hơn 2 giờ mỗi ngày trên điện thoại hoặc xem tivi (TV) có thể làm hỏng khả năng não của chúng- một nghiên cứu lớn vừa cho biết.

Quá nhiều thời gian chơi game trên máy tính, mạng xã hội và xem các chương trình TV làm cho sự phát triển não kém hơn. Cụ thể, chức năng nhận thức của trẻ từ 8- 11 tuổi thấp hơn 5% so với các trẻ khác.

Các nhà nghiên cứu tin rằng thời gian tiếp xúc màn hình không kích thích bộ não bộ giống như đọc sách và có thể dẫn đến giấc ngủ kém chất lượng hơn, điều này rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

TS. Jeremy Walsh- Viện Nghiên cứu CHEO, Ottawa, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Điều quan trọng là trẻ em có được sự cân bằng hoạt động đúng đắn. Hành vi và hoạt động hàng ngày góp phần vào sự phát triển trí não và nhận thức ở trẻ em; hoạt động thể chất, hành vi ít vận động, giấc ngủ đều có thể ảnh hưởng một cách độc lập và tổng thể ”.

Nghiên cứu hơn 4.500 trẻ em ở Mỹ về số lượng thời gian sử dụng màn hình, giấc ngủ và hoạt động thể chất. Chỉ có 1/20 trẻ em đáp ứng nguyên tắc hàng ngày: 9- 11 giờ ngủ, 1 giờ hoạt động thể chất và giới hạn thời gian màn hình.

Sau đó, các bạn trẻ được yêu cầu hoàn thành một bài kiểm tra nhận thức, đánh giá khả năng ngôn ngữ, kỹ năng tư duy, mức độ chú ý, bộ nhớ làm việc và tốc độ xử lý.

Gần 1/3 trẻ em (29%) không đáp ứng được các hướng dẫn trong khi 4/10 (41%) chỉ đáp ứng 1. Còn 1/4 trẻ em (25%) đáp ứng 2, trong khi chỉ 5% đạt được cả 3 khuyến nghị của các cơ quan y tế công cộng của Canada.

Chỉ có 1/2 số trẻ em được đề nghị ngủ trong khi gần 2/3 (63%) dành hơn 2 giờ xem TV hoặc sử dụng các thiết bị di động.

Bình luận về những phát hiện, TS. Eduardo Esteban Bustamante, từ ĐH Illinois (Mỹ), cho biết: “Mỗi phút dành cho màn hình nhất thiết phải mất 1 phút ngủ hoặc các hoạt động thử thách nhận thức. Trong trường hợp sử dụng màn hình buổi tối, sự dịch chuyển này phức tạp hơn do suy giảm chất lượng giấc ngủ”.

HẢI HUỲNH

(Nguồn: the Lancet Child & Adolescent Health Journal)