Xét nghiệm máu mới chẩn đoán đau tim nhanh và chính xác 100%

Cập nhật, 06:18, Thứ Bảy, 11/08/2018 (GMT+7)

Một xét nghiệm máu đơn giản có thể cho biết một người nào đó đang có triệu chứng bệnh đau tim hay không. 

Xét nghiệm này được dùng phòng ngừa thương vong, có thể chẩn đoán các giai đoạn có khả năng gây tử vong nhanh hơn bao giờ hết, với độ chính xác 100%. Nó cho phép bệnh nhân có cơ hội tiết kiệm cuộc sống giai đoạn sớm nhất.

Kỹ thuật này đo lường các protein được gọi là troponin được các tế bào tim bị tổn thương tạo ra trong một cơn đau tim.

Tác giả chính là TS. Rebecca Vigen- bác sĩ tim mạch thuộc ĐH Trung tâm Y khoa Tây Nam Texas- cho biết: “Chúng tôi không bỏ lỡ bất kỳ cơn đau tim nào khi sử dụng xét nghiệm trong quần thể này.

Xét nghiệm này cũng cho phép chúng tôi xác định nhanh hơn nhiều bệnh nhân đã từng có triệu chứng đau tim mà hiện không bị đau so với xét nghiệm truyền thống”.

Gần đây, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ đã phê chuẩn cho xét nghiệm này được sử dụng ở Châu Âu.

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một quy trình để đánh giá kết quả của xét nghiệm mới so sánh với thực hành hiện tại bằng cách sử dụng xét nghiệm troponin thông thường mất 3 giờ để hoàn thành.

Nghiên cứu gồm 536 bệnh nhân được đưa vào phòng cấp cứu với các triệu chứng đau tim như đau ngực và khó thở. Nó thành công “loại trừ” 30% bệnh nhân ngay lập tức và thêm 25% trong 1 giờ.

Trong 3 giờ, tiến trình loại trừ cơn đau tim ở 83,8% bệnh nhân so với 80,4% sử dụng xét nghiệm thông thường.

Troponin được tìm thấy trong các cơ tim và xương. Khi tim bị tổn thương, chúng được giải phóng vào máu. Bằng cách đo hàm lượng, bác sĩ có thể phát hiện một cơn đau tim để tìm được cách điều trị tốt nhất sớm hơn.

Trước đây, các bác sĩ đã sử dụng các xét nghiệm máu khác để phát hiện một cơn đau tim. Tuy nhiên, nó chưa thực sự hiệu quả vì các xét nghiệm không đủ nhạy để phát hiện mọi cuộc tấn công.

Chúng cũng liên quan đến các chất không đủ cụ thể đối với cơ tim. Các cơn đau tim nhỏ hơn không để lại dấu vết trong các xét nghiệm máu.

HẢI HUỲNH (Nguồn: Mail Online/Health)