Phát hiện ngạc nhiên về nháy mắt

Cập nhật, 08:26, Thứ Hai, 29/08/2016 (GMT+7)

Nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Tubingen (Đức) đánh giá cử động mắt của 11 đối tượng, sử dụng dây điện rất nhỏ gắn vào giác mạc và theo dõi video hồng ngoại. Kết quả công bố trên Tạp chí eLife, họ phát hiện ra một loại cử động mới của mắt đồng bộ với việc nháy mắt.

Cử động này giúp thiết lập lại mắt sau khi mắt xoắn lúc xem một vật quay. Nó giống như việc tránh những vòng quay nhỏ của một máy ảnh để ổn định hình ảnh nhận được.

“Chúng tôi thực sự ngạc nhiên khi khám phá ra loại cử động mới này của mắt và nó không phải là những gì chúng tôi dự đoán từ thí nghiệm”- tác giả chính Mohammad Khazali nói.

Nháy mắt tạo ra một gián đoạn trong nhận thức trực quan của chúng ta. Chúng sử dụng đến 1/10 thời gian nháy mắt nhưng hầu như không để ý. Điều này đóng một vai trò thiết yếu trong việc bôi trơn mắt và thậm chí có thể giúp não nghỉ giải lao ngắn thường xuyên.

Các nhà khoa học tìm cách nghiên cứu xem liệu việc cử động mắt không tự chủ gọi là rung giật nhãn cầu xoắn (tOKN) có xảy ra tại cùng một thời gian với nháy mắt? Về mặt lý thuyết, phản xạ này cũng tạo ra việc nghỉ ngơi cho hệ thống thị giác.

Tuy nhiên, trong thí nghiệm, cử động mắt của các đối tượng được theo dõi khi họ xem một mô hình các dấu chấm xoay quanh: mắt họ xoắn theo các dấu chấm, đôi mắt thường xuyên thiết lập lại, kiểu tOKN, để tránh cử động vượt ngoài giới hạn cơ học của cơ mắt.

Nhưng việc thiết lập lại này không hoàn hảo và đôi mắt dần dần xoắn cho đến khi các cơ không thể xoay nữa.

Một khi mắt họ đạt mức tối đa, đôi mắt được thiết lập lại vì vậy mắt họ không còn xoắn nữa. Điều này xảy ra tại cùng một thời điểm với nháy mắt. Các nhà khoa học gọi cử động mới được khám phá này là cử động thiết lập lại kết hợp nháy mắt (BARM).

“Tầm nhìn sắc bén nhất của mắt được kích hoạt bởi một điểm trên vùng nhạy sáng nhất của võng mạc gọi là hố mắt và điều này cần phải ở mức cân bằng để đảm bảo đối tượng quan tâm có thể được nhìn một cách tối ưu”- Khazali nói.

HẢI HUỲNH (Nguồn: eLifeScience)