Về đồng…săn cua

Cập nhật, 10:26, Thứ Sáu, 11/02/2022 (GMT+7)

(VLO) Cà Mau- vùng đất cuối trời cực Nam của Tổ Quốc với nhiều sản vật thiên nhiên. Bên cạnh các món ngon trứ danh như: ba khía Rạch Gốc, tôm khô Năm Căn, thì không thể không nhắc cua biển danh bất hư truyền, mà ở đây được cho là “thủ phủ”.

Cua miệt này thì ngon bá chấy. Nhưng để trải nghiệm, hiểu cách bắt cua như thế nào, chúng tôi theo chân anh Phan Quốc Tuấn (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước) và được “mục sở thị” anh…hành nghề. “Khi thả cua giống tầm ba bốn tháng, người nuôi canh con nước thủy triều để bắt cua thương phẩm. Ngoài câu ra, người ta có thể thụt hang, đặt rập.”- anh Tuấn hướng dẫn vậy, nhưng rồi cũng khẳng định “thụt hang nhọc nhằn lắm nên giờ ít người làm, câu và làm rập  được nhiều người lựa chọn”.

Trần Ngọc (thực hiện)

Anh Tuấn cho biết, cần câu cua “như cần câu cá nhưng hỏng có lưỡi”. Phần cuối dây câu được gắn đoạn dây chì dài cỡ gang tay, và mồi câu là cá nhỏ. Khi cua ăn thì dùng vợt lưới xúc lên, mỗi lần chỉ bắt được một con mà thôi.
Anh Tuấn cho biết, cần câu cua “như cần câu cá nhưng hỏng có lưỡi”. Phần cuối dây câu được gắn đoạn dây chì dài cỡ gang tay, và mồi câu là cá nhỏ. Khi cua ăn thì dùng vợt lưới xúc lên, mỗi lần chỉ bắt được một con mà thôi.

 

Còn rập cua làm như cái lồng, bao quanh khung sắt được đan bằng lưới, chừa 2 đầu miệng. Trong rập người ta bện hom để cua vào được nhưng không ra được. Phía trên rập cũng “chừa lỗ” để bắt cua ra khỏi lồng và thay mồi.
Còn rập cua làm như cái lồng, bao quanh khung sắt được đan bằng lưới, chừa 2 đầu miệng. Trong rập người ta bện hom để cua vào được nhưng không ra được. Phía trên rập cũng “chừa lỗ” để bắt cua ra khỏi lồng và thay mồi.

 

Anh Tuấn cho biết, thường đặt rập lúc chiều, đến tầm 9 giờ tối thì đi thăm một lần. Đến rạng sáng thì thăm một lần nữa. Mỗi con nước đặt rập khoảng 5 ngày. Có rập chỉ dính một con cua, nhưng cũng có trường hợp, “dính hai, ba con hỏng chừng”
Anh Tuấn cho biết, thường đặt rập lúc chiều, đến tầm 9 giờ tối thì đi thăm một lần. Đến rạng sáng thì thăm một lần nữa. Mỗi con nước đặt rập khoảng 5 ngày. Có rập chỉ dính một con cua, nhưng cũng có trường hợp, “dính hai, ba con hỏng chừng”

 

Tận mắt xem anh Tuấn “áp chế” gọn gàng con cua, còn dân “ngoại đạo” thiệt hỏng dễ chút nào… Mỗi loại cua sẽ có đặc điểm phân biệt, và giá cả cũng khác nhau. Cua gạch là cua cái, đủ gạch, giá sẽ rất cao. Thời điểm Tết vừa qua, giá cua gạch lên đến 1- 1,2 triệu đồng/kg. Cua cái mà chưa có gạch, nhưng đã đủ thịt gọi là yếm vuông, loại này thịt ngọt mềm, giá rẻ hơn cua gạch.
Tận mắt xem anh Tuấn “áp chế” gọn gàng con cua, còn dân “ngoại đạo” thiệt hỏng dễ chút nào… Mỗi loại cua sẽ có đặc điểm phân biệt, và giá cả cũng khác nhau. Cua gạch là cua cái, đủ gạch, giá sẽ rất cao. Thời điểm Tết vừa qua, giá cua gạch lên đến 1- 1,2 triệu đồng/kg. Cua cái mà chưa có gạch, nhưng đã đủ thịt gọi là yếm vuông, loại này thịt ngọt mềm, giá rẻ hơn cua gạch.

 

Cua y là cua đực, càng to, yếm nhỏ. Cua tầm 2 hoặc 3 con/ký gọi là “y nhứt”. Cua y loại 4 con/ký, gọi là “y tứ”.
Cua y là cua đực, càng to, yếm nhỏ. Cua tầm 2 hoặc 3 con/ký gọi là “y nhứt”. Cua y loại 4 con/ký, gọi là “y tứ”.

 

Nói về chế biến, thì cua là đặc sản trứ danh đã làm nên thương hiệu với hàng chục món ngon. Có thể kể là cua rang me, cua nấu súp, lẩu cua, cua xào hành, cua hấp nước mắm...Một lần trải nghiệm bắt cua và thưởng thức món ăn từ những con cua vừa bắt, dăm ba câu chuyện kể về vùng đất nghĩa tình bằng giọng điệu chân chất của người Cà Mau, hẳn sẽ là bữa tiệc ấn tượng và khó quên nhất với những người trót yêu vùng đất này.
Nói về chế biến, thì cua là đặc sản trứ danh đã làm nên thương hiệu với hàng chục món ngon. Có thể kể là cua rang me, cua nấu súp, lẩu cua, cua xào hành, cua hấp nước mắm...Một lần trải nghiệm bắt cua và thưởng thức món ăn từ những con cua vừa bắt, dăm ba câu chuyện kể về vùng đất nghĩa tình bằng giọng điệu chân chất của người Cà Mau, hẳn sẽ là bữa tiệc ấn tượng và khó quên nhất với những người trót yêu vùng đất này.