Nhà nông tìm hiểu

Phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch

Cập nhật, 20:19, Thứ Ba, 03/08/2021 (GMT+7)

Vườn sầu riêng tôi vừa được thu hoạch xong. Để giúp sầu riêng hồi phục khả năng sinh trưởng sau thời gian dài mang trái, tôi cần phải làm gì?

Lê Chí Thành

(Chánh An- Mang Thít)

Anh Thành mến! Sau thu hoạch xong sầu riêng, anh cần để cây nghỉ ngơi từ 10- 15 ngày, sau đó tiến hành tỉa cành tạo thông thoáng cho vườn cây, đảm bảo ánh sáng có thể chiếu bên trong tán, gió len vào bên trong tán giúp việc thụ phấn, quang hợp đạt được hiệu quả cao và hạn chế sâu bệnh phát triển.

Theo đó, anh cần cắt bỏ những cuống trái còn sót lại trên cành, tỉa bỏ các cành sâu bệnh, khô, ốm yếu, cành vượt che khuất ánh sáng và những cành mọc thấp hơn 1m kể từ mặt đất để hạn chế bệnh nứt thân xì mủ.

Sau khi tỉa cành xong, anh có thể xới đất và phun rửa vườn bằng BM Copper Gold để làm sạch bệnh trên vườn cũng như hạn chế các nấm bệnh xuất hiện tấn công lên các vết cắt cành. Kế tiếp là bón phân phục hồi vườn cây, anh có thể bón phân hữu cơ khoáng Fertiganic 65 OM+ 3-2-2 giúp cây tăng cường hấp thu dưỡng chất, cải thiện khả năng giữ chất dinh dưỡng trong đất.

Sau đó, bón Entec 20-10-10+ 3S hoặc Entec 24-8-7+ 2S với liều lượng từ 1- 3 kg/cây để dưỡng đọt, chồi. Quá trình này, anh kết hợp phun kéo đọt với Hakaphos 30-10-10+ TE và Fetrilon Combi để lá xanh dày bóng. Đến giai đoạn cuối lá lụa, bón thêm phân bón Fruit Ace để già lá, cứng lá, đọt cây ra đều để giúp dễ xử lý ra bông về sau.

Đến cơi đọt thứ hai, bón Entec 20-10-10+ 3S, hoặc Entec 24-8-7+ 2S với liều lượng từ 1- 3 kg/cây kết hợp với phun kéo đọt bằng Hakaphos 30-10-10 Combi để hỗ trợ cây ra đọt nhanh. Đến khi lá già, bón Entec Special hoặc Nitroohoska Green để làm già cơi đọt trước khi siết nước làm bông.

Trong quá trình xử lý ra đọt non, anh nên thường xuyên thăm vườn nhằm sớm phát hiện các loại bệnh hại như: thán thư, thối gốc chảy mủ, rầy, rệp và côn trùng gây hại ảnh hưởng đến sinh trưởng của sầu riêng.

BẠN NHÀ NÔNG

 

 

Các tin khác: