Vắc xin ngừa ung thư sẽ có trong năm tới

Cập nhật, 15:12, Thứ Bảy, 31/03/2018 (GMT+7)

 

Một loại vắc xin phòng bệnh ung thư có hiệu quả 97% đối với các khối u trong máu ở chuột sẽ được thử nghiệm trên người bị ung nhọt lymphoma mức nhẹ vào cuối năm nay, các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Stanford cho biết.

Những bệnh nhân được chủng ngừa, với 2 loại thuốc được chứng minh vì sự an toàn của họ, sẽ không cần bất kỳ hóa trị liệu nào, với các phản ứng phụ của thuốc chỉ là sốt và đau nhức ở chỗ tiêm. Nếu được chấp thuận, việc tiêm chủng sẽ thực hiện trong 1 hoặc 2 năm nữa.

Thay vì tạo ra miễn dịch lâu dài, thuốc chích hoạt động bằng cách kích hoạt hệ thống miễn dịch để tấn công khối u.

Điều này dự kiến sẽ có hiệu quả ở lymphoma cấp thấp, ảnh hưởng đến một số bạch cầu nhất định và thường phản ứng với điều trị, do nó thường được phát hiện bởi hệ miễn dịch, không giống như các dạng khác của bệnh, chẳng hạn như ung thư ruột.

Tiến sĩ Ronald Levy, thuộc Trường ĐH Stanford, cho biết: “Chúng ta hiện đang gặp những vấn đề lớn về ung thư và chúng tôi sẽ không bao giờ hài lòng cho đến khi chúng tôi tìm ra giải pháp cho mọi người”.

Vắc xin sẽ được thử nghiệm qua 2 nghiên cứu. Tổng cộng 35 bệnh nhân u lymphoma sẽ tham gia vào các thử nghiệm tổng thể. Mỗi người tham gia sẽ được tiêm liều thấp cùng với 2 vòng vắc xin trong vòng 6 tuần.

Theo các nhà nghiên cứu, họ đã cấy ghép 2 khối u giống nhau ở các vị trí riêng biệt trong cơ thể con chuột. Một trong những khối u này đã được tiêm vắc xin, kích hoạt các tế bào T. Các tế bào như vậy sẽ khởi động phản ứng miễn dịch chống lại các chất xâm nhập, chẳng hạn như vi rút. Mức độ đáp ứng được đo bằng hiệu quả của thuốc chống ung thư trên khối u không được điều trị.

Kết quả cho thấy vắc xin chữa được nhiều loại ung thư và ngăn ngừa bệnh xảy ra.

HẢI HUỲNH

(Nguồn: Mail Online/Health)

Các tin khác: