Thuốc mới làm từ chuối có thể giết vi rút viêm gan C và cúm

Cập nhật, 07:52, Chủ Nhật, 25/10/2015 (GMT+7)

Các nhà khoa học đã chế tạo một loại “thuốc kỳ diệu” từ chuối có thể giết chết một diện rộng các vi rút, bao gồm cả viêm gan C, bệnh cúm và AIDS.

Hy vọng loại thuốc mới sẽ trở thành một loại thiết yếu phổ biến chống vi rút có thể bảo vệ nhân loại khỏi một số bệnh nguy hiểm nhất.

Thành phần chính là một protein được tìm thấy trong chuối được gọi là lectin chuối hay “BanLec”. Lần đầu tiên nó được phát hiện cách đây 5 năm và được xem như là cách điều trị AIDS tiềm năng song nó gây ra tác dụng phụ khó chịu mà các nhà khoa học hiện đã vượt qua.

Các nhà khoa học đã tạo ra một phiên bản mới BanLec có thể chống vi rút ở chuột- nhưng không gây kích ứng không mong muốn và viêm nhiễm.

BanLec hoạt động bằng cách bám vào các phân tử đường được tìm thấy trên bề mặt của một số loại vi rút nguy hiểm nhất trên thế giới. Một khi thuốc đã “khóa” các vi rút, nó trở nên vô hại và có thể dễ dàng được xử lý bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Trong các thử nghiệm trên chuột, hình thức mới của BanLec, gọi là H84T, ngăn chuột mắc bệnh cúm mà không làm gia tăng viêm nhiễm như phiên bản trước đó đã gây ra.

Các biến thể mới cũng đã thử và hoạt động tốt trong phòng thí nghiệm- trên các mô và mẫu máu chống AIDS, viêm gan C và cúm.

Các nhà nghiên cứu tin rằng, loại thuốc này thậm chí có thể hoạt động tốt đối với bệnh Ebola, do tất cả các loại vi rút này tương tự được bao bọc trong các phân tử đường mà BanLec bám vào.

Tuy nhiên, họ lưu ý việc ăn chuối thường xuyên không có tác dụng có lợi như nhau, vì thành phần của thuốc mới là một phiên bản sửa đổi của các chất hóa học được tìm thấy trong loại trái cây này.

Giáo sư, bác sĩ David Markovitz- thuộc Trường ĐH Michigan và đồng tác giả bài báo công bố trên Tạp chí Cell, cho biết: “Những gì chúng tôi thực hiện rất thú vị vì tiềm năng cho BanLec để phát triển thành một loại thuốc phổ rộng chống vi rút- một cái gì đó về mặt lâm sàng không có sẵn cho các dược sĩ và bệnh nhân ngay lúc này”. Tuy nhiên, những nghiên cứu vẫn còn ở phía trước trước khi BanLec có thể được thử nghiệm trên người.

HẢI HUỲNH (nguồn: Journal Cell)