Liên cầu heo dễ lây sang người qua đường tiêu hóa

Cập nhật, 18:43, Thứ Bảy, 11/02/2017 (GMT+7)

Trước thực trạng dịp Tết nguyên đán vừa qua có nhiều bệnh nhân nhiễm liên cầu heo phải nhập viện điều trị trong tình trạng rất nguy kịch, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo phòng bệnh liên cầu heo ở người.

Điều trị cho một bệnh nhân bị nhiễm liên cầu heo.
Điều trị cho một bệnh nhân bị nhiễm liên cầu heo.

Theo đó, bệnh liên cầu heo ở người là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây truyền từ động vật sang người qua đường tiêu hóa, chủ yếu là từ heo.

Người nhiễm liên cầu heo thường có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác, xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể, cơ thể lạnh và tụt huyết áp. Đặc biệt bệnh dễ diễn biến nặng và tỷ lệ tử vong cao và hiện có vaccine phòng bệnh.

Ăn tiết canh heo dễ bị nhiễm liên cầu khuẩn.
Ăn tiết canh heo dễ bị nhiễm liên cầu khuẩn.

Để chủ động phòng chống bệnh liên cầu heo ở người, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt heo chưa được nấu chín. Không mua bán, vận chuyển, giết mổ heo ốm, chết hoặc sản phẩm từ heo không đảm bảo vệ sinh; không sử dụng thịt heo có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với heo, chế biến thịt heo, thường xuyên rửa tay với xà phòng.

Tiêu hủy heo bệnh, chết theo đúng quy định. Khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Theo SGGPO