Kỳ thi THPT Quốc gia 2017 sẽ diễn ra sớm hơn mọi năm

Cập nhật, 10:37, Thứ Hai, 20/02/2017 (GMT+7)

Lịch thi THPT Quốc gia với thời gian thi sớm hơn mọi năm, các trường phổ thông đã lên kế hoạch ôn tập phù hợp cho học sinh.

Tránh sơ hở khâu coi thi

Ảnh minh họa (Ảnh: PV).
Ảnh minh họa (Ảnh: PV).

Ngày 15/2, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức hội nghị triển khai công tác

Bộ GD&ĐT yêu cầu các nhà trường thực hiện nghiêm túc kế hoạch giáo dục; hoàn thành chương trình lớp 12 theo khung kế hoạch năm học 2016-2017 và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT; nghiêm cấm cắt xén chương trình giáo dục lớp 12.

Ngay sau khi Bộ GD&ĐT ban hành Hướng dẫn thực hiện quy chế thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2017 với nhiều điểm mới, các trường đã lên kế hoạch cho học sinh làm quen với phương thức thi mới.

chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017. Ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT cho biết, thí sinh tự do và thí sinh Giáo dục từ xa (GDTX) chiếm khoảng 10-15%, khoảng hơn 8.000 thí sinh không được xếp chung với thí sinh lớp 12, là những đối tượng phải làm bài tổ hợp đầy đủ.

Cứ 3 phòng thi sẽ bố trí 1 cán bộ giám sát để kiểm soát thí sinh tự do ra vào, thu hết đề thi, giấy nháp. Lưu ý, năm nay khối lượng in sao đề thi nhiều hơn vì đề thi trắc nghiệm.

Đây là năm đầu tiên xuất hiện 2 bài thi tổ hợp là: Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học); Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân)...

Do vậy, Bộ đã có hướng dẫn rất chi tiết về quy trình làm bài thi tổ hợp này.

Thí sinh phải nộp lại đề thi, giấy nháp khi hết thời gian làm bài môn thi thành phần nhưng không phải nộp lại đề thi, giấy nháp đối với môn thi Sinh học và Giáo dục công dân của bài thi tổ hợp. Thí sinh không phải nộp lại đề thi, giấy nháp đối với các bài thi độc lập Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.

Tuy nhiên, ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, điểm mới của quy chế là thời gian sau phát đề thi có 10 phút rà soát đề thi, xem đề thi có đủ số trang không, có rách mờ không, phải báo ngay trong vòng 10 phút đó.

Phải thu giấy nháp và đề thi sau khi kết thúc mỗi môn thi để tránh thiệt thòi cho thí sinh phải thi 3 môn, không xảy ra ăn gian.

Nhiều ý kiến lãnh đạo các trường cũng băn khoăn là trong 10 phút nghỉ giữa 2 môn thi thì sẽ gây lộn xộn, bởi theo quy định mới, thí sinh làm bài các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp theo lịch thi trên cùng một phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN).

Hết thời gian làm bài của môn thi thành phần cuối cùng của bài thi tổ hợp, cán bộ coi thi (CBCT) mới thu phiếu TLTN.

Ông Nguyễn Hoàng Kim, Hiệu trưởng Trường chuyên THPT Nguyễn Huệ (Hà Nội) băn khoăn, trong lúc chờ thi môn tiếp theo rất có thể xảy ra mất trật tự, lộn xộn.

Ví dụ, với bài thi tổ hợp nếu thi môn Lý xong thì có thu đề thi và giấy nháp không, bởi trong khoảng 10 phút giải lao để chuẩn bị  thi môn Hóa tiếp theo, thí sinh có thể tẩy sửa bài Lý. Vì thế, thời gian này rất dễ nảy sinh tiêu cực... nếu không kiểm soát chặt chẽ.

“Chạy đua” làm quen

Sau khi Bộ công bố chính thức lịch thi THPT Quốc gia với thời gian thi sớm hơn mọi năm, các trường phổ thông đã lên kế hoạch ôn tập phù hợp cho học sinh.

Đây là năm đầu tiên các môn Toán, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân chuyển từ thi tự luận sang trắc nghiệm và đưa vào kỳ thi Quốc gia. Do vậy, đề thi các môn này thu hút sự quan tâm của giáo viên, học sinh.

Giáo viên Nguyễn Phạm Phúc, Trường THPT Gia Định (TP.HCM), cho rằng thời gian không còn nhiều nên dạy đến bài nào thì lưu ý kiến thức trọng tâm của bài đó.

Khi hoàn thành chương trình thì ôn tổng quan. Nhiều giáo viên khác cũng chia sẻ, cho học sinh vừa học vừa ôn tập theo chủ đề. Khi ôn tập, giáo viên sẽ cho học sinh tập dượt các câu hỏi theo kiểu tích hợp chủ đề, vận dụng liên môn.

Cô Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) cho biết, ngay từ đầu năm trong quá trình dạy và học giáo viên các tổ bộ môn cũng thay đổi hình thức kiểm tra các môn như: Toán, Giáo dục công dân, Địa lý... theo dạng bài trắc nghiệm.

Tuy nhiên, tự luận hay thi trắc nghiệm học sinh đều phải nắm vững kiến thức cơ bản, đặc biệt việc xây dựng câu hỏi như thế nào để đảm bảo ma trận đề là vấn đề trường đặc biệt quan tâm.

Sau khi hoàn thành chương trình lớp 12, theo kế hoạch, ngày 25/5 phụ huynh và học sinh có nguyện vọng thì nhà trường sẽ tổ chức ôn tập tại trường, vì với kiểu thi năm nay thì việc ôn tập tại trường sẽ rất thuận tiện cho các em.

Ngay từ đầu năm học, các thầy cô bộ môn cũng đã chủ động có kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu kém...

Ngân hàng đề thi trắc nghiệm của trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cũng đang trong quá trình hoàn thiện. Từ học kỳ 2, các bài kiểm tra định kỳ của HS khối 12 sẽ được thực hiện giống như cách thức kỳ thi Quốc gia.

Theo ông Trần Văn Nghĩa, thí sinh cần lưu ý là đề thi THPT Quốc gia năm 2017 nằm trong chương trình lớp 12, học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản, bám sát SGK là có thể đạt 7,8 điểm.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, với tính chất phức tạp của kỳ thi năm nay nên thời gian tới cần tận dụng kỳ kiểm tra giữa học kỳ 2 và cuối học kỳ 2 để học sinh làm quen với phương thức mới, giáo viên thực hành nghiệp vụ theo phương thức thi mới.

Do vậy, cần tổ chức chặt chẽ kỳ thi kiểm tra khảo sát lớp 12 như kỳ thi tốt nghiệp THPT ở tất cả các khâu như phân chia phòng thi, in sao đề thi, coi thi, chấm thi.../.

Theo Thu Hằng/Báo TNVN