Công ty Việt thay đổi cuộc sống bộ lạc nổi tiếng châu Phi

Cập nhật, 15:51, Thứ Ba, 28/03/2017 (GMT+7)

Hơn 2 năm trước, ông Joseph Leizer - Trưởng làng Ormelili, Kilimanjaro (Tanzania) vẫn đi chăn gia súc hàng tháng trời với vật bất ly thân là cây gậy và con dao ngắn. Giờ đây, vật bất ly thân đi kèm của vị trưởng làng là chiếc điện thoại di động.

Kilimanjaro là tên của đỉnh núi cao nhất châu Phi và cũng là ngọn núi độc lập cao nhất thế giới ở Tanzania. Quốc gia Đông Phi này sở hữu phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, bề dày lịch sử văn hoá, với diện tích rất rộng lớn. Thế nhưng, một mặt khác là sự nghèo nàn, lạc hậu ở nhiều vùng nông thôn.

“Người Masai chúng tôi thường dẫn đàn gia súc đi rất xa, để tìm kiếm nước và thức ăn. Có những chuyến đi kéo dài hàng tháng trời nhưng hàng trăm năm qua chúng tôi chỉ mang theo 1 cây gậy và một con dao ngắn”, ông Joseph Leizer, Trưởng làng Ormelili, Kilimanjaro (Tanzania).

Tại tỉnh Kilimanjaro (nơi có đỉnh núi độc lập cao nhất thế giới), bộ lạc Masai – một trong những bộ lạc nổi tiếng nhất châu Phi vẫn duy trì lối sống và phong tục riêng biệt, với đời sống người dân chủ yếu dựa vào chăn nuôi bán du mục.

Ông Joseph Leizer, Trưởng làng Ormelili, Kilimanjaro cho biết: “Người Masai chúng tôi thường dẫn đàn gia súc đi rất xa, để tìm kiếm nước và thức ăn. Có những chuyến đi kéo dài hàng tháng trời nhưng hàng trăm năm qua chúng tôi chỉ mang theo 1 cây gậy và một con dao ngắn”.

Vị trưởng làng này cho biết thêm: “Chỉ đến khi nào về thì chúng tôi mới gặp gia đình bởi muốn liên lạc và nghe tin tức của mọi người cũng không được bởi không có phương tiện”.

Trên thực tế, Kilimanjaro cũng là một trong những tỉnh có diện tích rộng nhất Tanzania, với hơn 50% là đồi núi. Tại đây, cư dân sống thưa thớt và những vùng nông thôn đều “trắng” sóng viễn thông.

Lý do các nhà mạng lớn không phủ sóng là ở đây có nhiều ngôi làng quá nghèo, đầu tư khó đem lại hiệu quả. Bên cạnh đó, việc hơn 50% diện tích là đồi núi cũng tạo ra những thách thức cực lớn cho việc xây dựng hạ tầng với chi phí cao và vận hành khó khăn.

Câu chuyện bắt đầu thay đổi từ năm 2014, khi một công ty Việt Nam đến đặt chi nhánh tại đây và xây dựng hạ tầng mạng Việt Nam. Đó là Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) với thương hiệu viễn thông Halotel tại Kilimanjaro (Tanzania). Đến năm 2015, Halotel chính thức cung cấp dịch vụ tại tỉnh có ngọn núi cao nhất châu Phi thì việc đi chăn gia súc của những người bộ lạc Masai nổi tiếng cũng thay đổi.

Vật bất ly thân hàng chục năm khi đi chăn gia súc của vị Trưởng làng Ormelili - ông Joseph Leizer, không chỉ có cây gậy và con dao ngắn. Giờ đây, ông luôn mang theo mình chiếc điện thoại di động sử dụng mạng Halotel – tên thương hiệu Tanzania của công ty Việt Nam.

Người trưởng làng nổi tiếng cho biết: “Từ khi có Viettel, tôi mang theo chiếc điện thoại di động trong những lần đi chăn gia súc. Chúng tôi có thể liên hệ với nhau, với người ở nhà trong những trường hợp khẩn cấp. Người mua gia súc cũng dễ dàng liên lạc với chúng tôi hơn, công việc kinh doanh thuận lợi hơn”.

Và đặc biệt là: “Tôi là trưởng làng thì chỉ cần gọi điện sẽ tập hợp được đông đảo mọi người từ mọi nơi về đây để tham gia các hoạt động chung. Cuộc sống của chúng tôi tốt hơn trước rất nhiều”.

Sự thay đổi từ vị Trưởng làng Ormelili của bộ lạc Massai nổi tiếng không phải là cá biệt trên đất nước Tanzania. Kể từ khi công ty Việt Nam đến đất nước Đông Phi, đến khi khai trương năm 2015, đã có hơn 3.000 ngôi làng nghèo nhất nước đã được phủ sóng di động Halotel và Kilimanjaro chỉ là 1 trong 26 tỉnh.

Chưa hết, hàng nghìn trường học, bệnh viện, sở cảnh sát… cũng được kết nối Internet tốc độ cao với hệ thống cáp quang trải khắp đất nước của Halotel. Hơn 2.200 người Tanzania đã có công ăn việc làm và họ cùng nhau tạo ra những sự thay đổi lớn lao về viễn thông ở quốc gia Đông Phi.

Theo Nguyễn Long/Dân Trí