Giữ nghiêm phép nước

Cập nhật, 17:28, Thứ Ba, 07/01/2020 (GMT+7)

Thời xưa, có một vị quan đi thu thuế cho triều đình. Một hôm, ông vào nhà tên quản lý của vị Tướng quốc thu thuế. Tên trợ lý ỷ mình là kẻ có thân thế nhất với Tướng quốc nên cương quyết không chịu nộp thuế. Người đi thu thuế bèn giết tên quản lý đó.

Vị Tướng quốc bắt người thu thuế và xử khép vào tội chết. Người thu thuế tâu: “Ngài là quý tộc của triều đình, không lý ỷ mình là Hoàng thân quốc thích không coi phép nước vào đâu? Quốc pháp mà mất hiệu lực thì thế nước suy yếu, kẻ địch thấy vậy đem quân đến đánh phỏng triều đình có giữ được không?

Nước mà mất thì đất cũng không còn. Ngài là Hoàng thân quốc thích càng phải giữ phép công, để làm gương cho thiên hạ. Có như vậy trên dưới mới công bằng, đất nước mới phú cường.

Vị Tướng quốc nghe người thu thuế nói, chợt tỉnh ngộ và cho là bậc hiền tài, bèn giới thiệu với nhà vua. Vua phong người thu thuế làm quan nắm trọn quyền thu thuế cả nước. Nhờ đức tính liêm khiết và công bình của vị quan thu thuế mà kho đụn của nước đầy đủ, nhà nhà no ấm.

Lời bàn: Cái thói cậy thế, ỷ thân, dường như thời nào và nơi nào cũng có. Triều đại nào cũng có tham vọng trừ diệt nó đi, nhưng điều đó thật khó. Phong khí của nước nhà sáng sủa, luật pháp nghiêm minh, dân trí mở mang thì mỗi cá nhân đều ý thức được bổn phận và trách nhiệm của mình.

Qua câu chuyện trên ta biết, có lẽ vị Tướng quốc tự cho mình là quan cao cấp, lại là Hoàng thân quốc thích với nhà vua, nên đã dung túng cho đám thuộc hạ làm điều trái với phép nước, bởi vậy nên tên quản lý mới không chịu nộp thuế. Người thu thuế vì phép nước mới giết tên quản lý của Tướng quốc. V

iệc ấy tuy vượt quá thẩm quyền nhưng không sai về nguyên tắc. Nhà vua đã nói: “Loạn tặc của thời nào cũng là loạn tặc của thiên hạ, ai cũng có quyền giết nó”. Người thu thuế chỉ đòi lại quyền công bằng cho dân cho nước mà thôi.

VÕ HOÀNG NAM