Đừng "đẩy cái khó về người dân"!

Cập nhật, 06:00, Thứ Sáu, 16/11/2018 (GMT+7)

Tại phiên thảo luận của Quốc hội về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhiều đại biểu đề nghị quy định cán bộ phải có thái độ khiêm cung, nhã nhặn cũng như thật lòng khi tiếp xúc với dân.

Đó là để người dân có thể trút bỏ hết những bức xúc đang dồn nén khi tới cơ quan công quyền. Trụ sở cơ quan công quyền cũng làm sao gần gũi cho người dân xem như đó là nhà của mình. 

“Phải có một cách tiếp cận khác, làm sao cho người dân tới cơ quan công quyền mà thấy gần gũi, thấy cán bộ thiện chí, dễ gần, có thể đủ niềm tin để người dân gửi gắm các bức xúc trong lòng.

Để dân- ÔNG CHỦ- đến gặp cán bộ- ĐẦY TỚ CỦA DÂN- mà choáng, sợ sệt thì không ổn”- một đại biểu Quốc hội phát biểu như vậy!

Mỗi cán bộ, công chức tiếp công dân cần hành động theo phương châm lắng nghe để người dân nói, làm gương để người dân noi theo, tuyên truyền để người dân hiểu, giải thích để người dân tin. Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo giá trị và hiệu quả công việc.

Một cán bộ nghỉ hưu vừa than phiền cách làm việc nguyên tắc cứng nhắc nhưng có phần vô cảm của cán bộ xã. Như chuyện về lãnh tiền tuất của người vợ liệt sĩ nay đã trên 80 tuổi. Lúc còn khỏe, bà tự đến xã lãnh tiền tử tuất liệt sĩ.

Gần đây, đi đứng khó khăn nên bà ký giấy ủy quyền cho cháu nội đi lãnh tiền tuất. Giấy ủy quyền có thời hạn 3 tháng, đồng nghĩa được lãnh 3 lần. Vừa rồi, khi giấy ủy quyền hết hạn thì bà tiếp tục ký ủy quyền tiếp theo.

Lần này cán bộ yêu cầu bà trực tiếp đến trụ sở phường ký thì giấy ủy quyền mới có giá trị. Khổ nỗi hiện bà rất yếu, không thể ngồi xe máy cho con cháu chở như những lần trước được…

Đây là một chuyện nhỏ nhưng cho thấy cán bộ chính quyền đã “giữ đúng nguyên tắc” để “đẩy cái khó về người dân”!

m Bộ Nông nghiệp- PTNT tăng 6 bậc trong xếp hạng cải cách thủ tục hành chính. Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Nông nghiệp- PTNT có sự bứt phá trên bảng xếp hạng, từ vị trí 13 lên số 7 (82.40 điểm) trong tổng số 19 bộ và cơ quan ngang bộ.

HOÀNG HÀ