Phong lá đỏ: Từ kỳ vọng đẹp như trời Âu đến cành củi khô giữa Hà Nội

Cập nhật, 12:23, Thứ Tư, 07/04/2021 (GMT+7)

Từng được kỳ vọng sẽ giúp tạo điểm nhấn cho Hà Nội, song sau 2 năm thử nghiệm hàng cây phong phát triển chậm chạp, liên tục có dấu hiệu héo úa, trơ trụi.

Năm 2018, hơn 260 cây phong được trồng thử nghiệm trên 2 tuyến đường Trần Duy Hưng và Nguyễn Chí Thanh ở Hà Nội. Hàng cây phong lá đỏ từng được kỳ vọng sẽ giúp tuyến đường này trở nên lãng mạn, đẹp nhất Thủ đô. (Ảnh: Toàn Vũ).
Năm 2018, hơn 260 cây phong được trồng thử nghiệm trên 2 tuyến đường Trần Duy Hưng và Nguyễn Chí Thanh ở Hà Nội. Hàng cây phong lá đỏ từng được kỳ vọng sẽ giúp tuyến đường này trở nên lãng mạn, đẹp nhất Thủ đô. (Ảnh: Toàn Vũ).

 

Các chuyên gia cây xanh cũng cho rằng, cây phong lá đỏ sẽ thay lá vào mùa đông và sinh trưởng tốt vào mùa hè, đem màu sắc của châu Âu đến vùng nhiệt đới, tạo ra điểm nhấn du lịch ấn tượng cho Hà Nội. (Ảnh: Toàn Vũ).
Các chuyên gia cây xanh cũng cho rằng, cây phong lá đỏ sẽ thay lá vào mùa đông và sinh trưởng tốt vào mùa hè, đem màu sắc của châu Âu đến vùng nhiệt đới, tạo ra điểm nhấn du lịch ấn tượng cho Hà Nội. (Ảnh: Toàn Vũ).

 

Hàng cây phong lá đỏ được trồng ở giữa dải phân cách của tuyến đường, trong đó mỗi cây cách nhau khoảng 3m. Trong năm đầu tiên trồng thử nghiệm, cây phát triển khá tốt. (Ảnh chụp vào tháng 10/2018).
Hàng cây phong lá đỏ được trồng ở giữa dải phân cách của tuyến đường, trong đó mỗi cây cách nhau khoảng 3m. Trong năm đầu tiên trồng thử nghiệm, cây phát triển khá tốt. (Ảnh chụp vào tháng 10/2018).

 

 

Vào khoảng thời gian chuyển mùa từ thu sang đông, nhiều cây phong bắt đầu chuyển màu lá xanh sang đỏ. (Ảnh chụp vào tháng 10/2018).
Vào khoảng thời gian chuyển mùa từ thu sang đông, nhiều cây phong bắt đầu chuyển màu lá xanh sang đỏ. (Ảnh chụp vào tháng 10/2018).

 

Tuy nhiên chỉ một thời gian sau đó, hàng cây phong lá đỏ phát triển chậm chạp, liên tục có dấu hiệu khô héo, trơ trụi. Ảnh chụp vào tháng 9/2019. (Ảnh: Trần Thanh).
Tuy nhiên chỉ một thời gian sau đó, hàng cây phong lá đỏ phát triển chậm chạp, liên tục có dấu hiệu khô héo, trơ trụi. Ảnh chụp vào tháng 9/2019. (Ảnh: Trần Thanh).

 

Hàng cây phong chưa kịp chuyển đỏ, lá đã khô héo. Ảnh chụp vào tháng 9/2019. (Ảnh: Trần Thanh).
Hàng cây phong chưa kịp chuyển đỏ, lá đã khô héo. Ảnh chụp vào tháng 9/2019. (Ảnh: Trần Thanh).

 

Nhìn từ xa các gốc phong còi cọc, trơ trụi như những cành củi khô. Sự thiếu sức sống của hàng cây khiến nhiều người hiểu lầm, cây đã chết. (Ảnh: Toàn Vũ).
Nhìn từ xa các gốc phong còi cọc, trơ trụi như những cành củi khô. Sự thiếu sức sống của hàng cây khiến nhiều người hiểu lầm, cây đã chết. (Ảnh: Toàn Vũ).

 

Hàng cây trơ trụi lá giữa đường phố dù thảm thực vật bên dưới vẫn xanh tươi tốt. (Ảnh: Toàn Vũ).
Hàng cây trơ trụi lá giữa đường phố dù thảm thực vật bên dưới vẫn xanh tươi tốt. (Ảnh: Toàn Vũ).

 

Đến nay sau 2 năm trồng thử nghiệm, hàng cây phong lá đỏ liên tục có dấu hiệu khô héo, lá xác xơ. Ảnh chụp tháng 4/2021. (Ảnh: Toàn Vũ).
Đến nay sau 2 năm trồng thử nghiệm, hàng cây phong lá đỏ liên tục có dấu hiệu khô héo, lá xác xơ. Ảnh chụp tháng 4/2021. (Ảnh: Toàn Vũ).

 

Mới đây, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã đồng ý với đề xuất thay thế toàn bộ cây phong lá đỏ trên đường Nguyễn Chí Thanh và Trần Duy Hưng. Như vậy, sau bao kỳ vọng, hàng cây này đã chính thức bị khai tử. Việc trồng cây thay thế sẽ được thực hiện trong tháng 4/2021 và hoàn thành trước dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5. (Ảnh: Toàn Vũ).
Mới đây, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã đồng ý với đề xuất thay thế toàn bộ cây phong lá đỏ trên đường Nguyễn Chí Thanh và Trần Duy Hưng. Như vậy, sau bao kỳ vọng, hàng cây này đã chính thức bị khai tử. Việc trồng cây thay thế sẽ được thực hiện trong tháng 4/2021 và hoàn thành trước dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5. (Ảnh: Toàn Vũ).

Theo Dân Trí