Cần phát huy vai trò của Trung tâm Văn hoá- thể thao cấp xã

Cập nhật, 17:21, Thứ Năm, 15/04/2021 (GMT+7)

 

TTVHTT xã là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân (ảnh minh hoạt).
TTVHTT xã là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân (ảnh minh hoạt).

Trung tâm Văn hóa- Thể thao (TTVHTT) cấp xã là nơi đáp ng nhu cu sinh hoạt thể thao và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thn cho nhân dân. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương việc khai thác, tổ chức hoạt động tại trung tâm vẫn còn nhiều khó khăn… 

Theo quy định thì việc tổ chức, hoạt động và tiêu chí của TTVHTT xã do UBND cấp huyện thành lập; chịu sự lãnh đạo của UBND xã. TTVHTT xã có nhiệm vụ xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động hàng tháng, quý, năm; tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch khi được phê duyệt.

Tuy nhiên, theo ông Lê Đức Vĩnh Tuyên- Giám đốc Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh, thì việc khai thác, tổ chức hoạt động tại TTVHTT cấp xã trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân, do nguồn kinh phí hạn chế; công tác phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể địa phương trong tổ chức hoạt động chưa được quan tâm chặt chẽ; đội ngũ cán bộ chuyên môn quản lý chưa đáp ứng; thiếu cơ cơ sở vật chất, trang thiết bị để thu hút nhiều người tham gia.

Còn theo ông Huỳnh Hữu Thái- Phó Chủ tịch UBND xã Trung Hiếu (Vũng Liêm), nguyên nhân là do địa phương còn thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý, tổ chức hoạt động. Ban chủ nhiệm TTVHTT cấp xã chủ yếu làm công tác là kiêm nhiệm, nhiều việc nên không có thời gian quản lý, tổ chức hoạt động. “Đặc biệt là kinh phí cấp cho trung tâm chưa đáp ứng so với nhu cầu thực tế hiện nay. Đồng thời, theo xu thế hiện nay đa số lực lượng thanh thiếu niên đi làm ăn xa ở các thành phố lớn nên khi tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ở cơ sở không thu hút được nhiều người tham gia”- ông Huỳnh Hữu Thái chia sẻ.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm- theo ông Trần Công Bằng- công chức văn hoá xã hội xã Long Phước (Long Hồ) cho rằng, yếu tố con người để quản lý, tổ chức hoạt động là rất quan trọng.

Ông Huỳnh Văn Biển- công chức văn hoá xã hội xã Thới Hòa (Trà Ôn) thì cho rằng, ban chủ nhiệm phải xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể ngay từ đầu năm, đồng thời cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức hoạt động phải thường xuyên được đầu tư, thay thế.

Là địa phương đi đầu, tiêu biểu trong việc thực hiện công tác xã hội hóa để phát triển TTVHTT xã- bà Vinh Thị Vạn Hạnh- công chức văn hoá xã hội xã Hựu Thành (Trà Ôn) cho biết, hàng năm, sau khi xây dựng kế hoạch hoạt động cho trung tâm, ban chủ nhiệm vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài xã đóng góp và tổ chức các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ người dân.   

TTVHTT xã nơi giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, gắn kết cộng đồng.
TTVHTT xã nơi giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, gắn kết cộng đồng.

Ông Lê Ngọc Đức- Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Bình cho rằng, cần phải xây dựng quy chế hoạt động cho trung tâm. Trong quy chế, phải quy định nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để tham gia quản lý, tổ chức hoạt động, cuối năm phải có tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động. Ngoài ra, các ban, ngành, đoàn thể địa phương cũng phải xây dựng quy chế hoạt động, trong đó, phải có nội dung phối kết hợp tổ chức hoạt động.

Theo ông Phan Văn Giàu - Giám đốc Sở Văn hoá, thể thao và Du lịch, để nâng cao hiệu quả hoạt động cho TTVHTT xã cần có sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy Đảng ở xã trong việc phối hợp tổ chức hoạt động tại trung tâm, phân công cán bộ trong Ban Thường vụ hoặc cấp ủy theo dõi, chỉ đạo hoạt động cho TTVHTT xã và thường xuyên kiểm tra, báo cáo tình hình hoạt động. Ngoài ra, các địa phương quan tâm bố trí, sắp xếp nhân sự và phân công công việc sau cho đảm bảo đến việc quản lý và tổ chức các hoạt động tại TTVHTT xã; tiếp tục duy trì, phát triển các CLB, đội, nhóm sở thích để tổ chức hoạt động trung tâm.

Bài, ảnh: CÔNG NGÔN- HỮU THOẠI