Nông nghiệp- nông dân- nông thôn đổi mới và phát triển

Cập nhật, 09:32, Thứ Tư, 30/09/2020 (GMT+7)

Qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ X, nhiệm kỳ 2015- 2020, nông nghiệp- nông dân và nông thôn tỉnh Vĩnh Long đã có bước chuyển mình đổi mới và phát triển. Các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh phát triển nhanh, bền vững. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên. Con người mới, đời sống mới được chú trọng xây dựng và tạo chuyển biến tích cực.

Diện mạo nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến nay có nhiều đổi mới, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn được cải thiện; điện sinh hoạt cơ bản phủ khắp các nơi trong tỉnh; các công trình trường học, cơ sở vật chất văn hóa, giao thông nông thôn, thủy lợi, nước sạch… được đầu tư mở rộng, cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Nguồn lực trong dân được phát huy, nhất là công nghiệp hóa- hiện đại hóa trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân nông thôn, giúp rút ngắn khoảng cách nông thôn và thành thị. Những thành quả đạt được đã tạo ra thế và lực mới để Vĩnh Long phát triển và trở thành tỉnh khá trong vùng ĐBSCL vào năm 2020.

XUÂN TƯƠI (thực hiện)

An sinh xã hội được quan tâm đặc biệt; thực hiện tốt các chính sách đối với người có công và các đối tượng xã hội. Đến nay, toàn tỉnh có 84 xã đạt tiêu chí hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 97%. Trong ảnh: Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cùng lãnh đạo tỉnh, nhà tài trợ trao xe đạp và quà cho học sinh nghèo hiếu học tại huyện Vũng Liêm.
An sinh xã hội được quan tâm đặc biệt; thực hiện tốt các chính sách đối với người có công và các đối tượng xã hội. Đến nay, toàn tỉnh có 84 xã đạt tiêu chí hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 97%. Trong ảnh: Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cùng lãnh đạo tỉnh, nhà tài trợ trao xe đạp và quà cho học sinh nghèo hiếu học tại huyện Vũng Liêm.

 

Phong trào xây dựng nông thôn mới đã tạo được sự đồng thuận của nhân dân và mang lại nhiều kết quả tích cực. Đến cuối năm 2019, tổng số tiêu chí đạt được trên địa bàn 87 xã là 1.418 tiêu chí, bình quân mỗi xã đạt 16,3 tiêu chí và không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí. Trong ảnh: Tuyến đường vào xã nông thôn mới Long Phước (Long Hồ) rợp sắc hoa hoàng yến.
Phong trào xây dựng nông thôn mới đã tạo được sự đồng thuận của nhân dân và mang lại nhiều kết quả tích cực. Đến cuối năm 2019, tổng số tiêu chí đạt được trên địa bàn 87 xã là 1.418 tiêu chí, bình quân mỗi xã đạt 16,3 tiêu chí và không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí. Trong ảnh: Tuyến đường vào xã nông thôn mới Long Phước (Long Hồ) rợp sắc hoa hoàng yến.

 

 

Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ được tập trung vào các quy trình sản xuất hiệu quả các loại nông sản chủ lực. Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giảm thất thoát trong sản xuất.
Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ được tập trung vào các quy trình sản xuất hiệu quả các loại nông sản chủ lực. Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giảm thất thoát trong sản xuất.

 

Nhiệm kỳ 2015- 2020, cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh đạt nhiều kết quả quan trọng. Xây dựng thương hiệu chất lượng cho một số sản phẩm: “Khoai lang Bình Tân”, “Bưởi Năm Roi Bình Minh” và trên 20 nhãn hiệu nông sản, hàng hóa. Trong ảnh: Nhân công trồng khoai trên rẫy màu ở huyện Bình Tân.
Nhiệm kỳ 2015- 2020, cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh đạt nhiều kết quả quan trọng. Xây dựng thương hiệu chất lượng cho một số sản phẩm: “Khoai lang Bình Tân”, “Bưởi Năm Roi Bình Minh” và trên 20 nhãn hiệu nông sản, hàng hóa. Trong ảnh: Nhân công trồng khoai trên rẫy màu ở huyện Bình Tân.

 

Tỉnh Vĩnh Long từng bước xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững; mô hình, vùng sản xuất chuyên canh theo chuẩn an toàn (VietGAP, GlobalGAP...), gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ.
Tỉnh Vĩnh Long từng bước xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững; mô hình, vùng sản xuất chuyên canh theo chuẩn an toàn (VietGAP, GlobalGAP...), gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ.

 

Rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn, nhất là các xã nông thôn mới được thu gom, xử lý cơ bản. Đến nay, có 67/87 xã đạt tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm.
Rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn, nhất là các xã nông thôn mới được thu gom, xử lý cơ bản. Đến nay, có 67/87 xã đạt tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm.

 

Nước sạch cho sinh hoạt, nhất là khu vực nông thôn được ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở cung cấp. Đến năm 2020, toàn tỉnh ước có 98,8% hộ dân thành thị và 90% hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, tăng 30% so năm 2015.
Nước sạch cho sinh hoạt, nhất là khu vực nông thôn được ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở cung cấp. Đến năm 2020, toàn tỉnh ước có 98,8% hộ dân thành thị và 90% hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, tăng 30% so năm 2015.