Hoa "Bó Píp" - món ăn lạ ăn một lần nghiện cả đời

Cập nhật, 22:06, Thứ Năm, 19/03/2020 (GMT+7)

Bên cạnh hoa ban và một số loại rau rừng khác, gần đây, hoa "Bó Píp" của đồng bào dân tộc Thái Sơn La đã trở thành món ăn đặc sản được nhiều người săn tìm. Nhiều du khách đến với Sơn La đánh giá, món hoa "Bó Píp" chỉ cần ăn một lần là nghiện cả đời.

Đối với người Thái Sơn La, từ lâu, hoa "Bó Píp" đã trở thành món ăn không thể thiếu trong dịp đói giáp hạt của bà con. Những năm gần đây, từ một món ăn dân, hoa "Bó Píp" đã trở thành thứ đặc sản được nhiều người dân thành phố săn tìm.

Chia sẻ với phóng viên DANVIET.VN, anh Lò Văn Phong dân bản Tông (TP Sơn La, tỉnh Sơn La), cho biết: Trước đây vào mùa đói giáp hạt, bà con đi lên nương không có rau gì ăn. Trong lúc đói, nhìn thấy những bông hoa "Bó Píp" màu vàng tinh khiết mọc giữa núi rừng trông rất bắt mắt nên được người dân hái về xào ăn và rất thơm ngon. Từ đó, mỗi năm cứ đến mùa hoa "Bó Píp", người dân lại vào rừng nhặt những bông hoa bị rụng xuống đất về chế biến món ăn đãi khách hoặc mang ra chợ bán kiếm thêm đồng ra đồng vào.

      Theo Tuệ Linh (Dân Việt)

 
Từ đầu tháng 2 đến hết tháng 3 là mùa ra hoa
Từ đầu tháng 2 đến hết tháng 3 là mùa ra hoa "Bó Píp" ở Sơn La.

 

Hiện nay, với đôi bàn tay khéo léo và sáng tạo của mình, những cô gái Thái Sơn La đã chế biến hoa
Hiện nay, với đôi bàn tay khéo léo và sáng tạo của mình, những cô gái Thái Sơn La đã chế biến hoa "Bó Píp" thành món ăn đặc sản mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc, như: Hoa "Bó Píp" nộm hoa ban, xào măng, xào thịt bò... Hoa "Bó Píp" sau khi chế biến ăn vào có vị đắng đắng, bùi bùi, mát và thơm ngon.

   

Chị Phiển cho biết: Theo kinh nghiệm của người Thái, để chế biến được những món ăn thơm ngon từ hoa
Chị Phiển cho biết: Theo kinh nghiệm của người Thái, để chế biến được những món ăn thơm ngon từ hoa "Bó Píp" phải chọn lấy những bông hoa còn tươi nhưng đã rụng xuống đất vì lúc đó hoa mới chín.

 

Cây cho ra hoa
Cây cho ra hoa "Bó Píp" nằm ngay cạnh nhà anh Phong và được anh trồng cách đây hơn 40 năm. Theo anh Phong, để ra hoa "Bó Píp" ít nhất phải cây phải đạt từ 10 tuổi trở lên.

   

Những bông hoa
Những bông hoa "Bó Píp" sau khi hái về được chị Phiển tách bỏ đi phần đế hoa đem rửa sạch. Để nộm hoa "Bó Píp" với hoa ban, đầu tiên chị Phiển thái mỏng măng đắng cho vào luộc trước. Sau khi măng mềm, đổ bỏ nước luộc măng, thêm tý mỡ và cho hoa "Pó Píp" vào xào, hoa bản thả sau cùng vào nồi.

   

   

Theo chị Phiển, đối với hoa ban thì lại khác so với hoa
Theo chị Phiển, đối với hoa ban thì lại khác so với hoa "Bó Píp" là phải hái từ trên cây. Hoa ban sau khi hái tách bỏ đi phần cuống, đế hoa chỉ nhặt lấy cánh hoa, nhụy hoa và thả vào sau cùng để hoa không bị nát.

 

   

Mắc khén, tỏi, ớt, bột canh, mì chính cùng một số loại rau thơm là thứ gia vị không thể thiếu được.
Mắc khén, tỏi, ớt, bột canh, mì chính cùng một số loại rau thơm là thứ gia vị không thể thiếu được.

   

Khi đã cho đầy đủ gia vị vào, dùng đũa trộn đều lên và thưởng thức.
Khi đã cho đầy đủ gia vị vào, dùng đũa trộn đều lên và thưởng thức.

 

   

Đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La chế biến hoa
Đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La chế biến hoa "Bó Píp" nộm hoa ban tạo nên hương vị vô cùng đậm đà và hấp dẫn.