Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Mãi khắc ghi công ơn thầy cô

Cập nhật, 15:53, Thứ Năm, 14/11/2019 (GMT+7)

Từ xưa đến nay, nghề dạy học luôn được coi là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý và được xã hội tôn trọng, khi người thầy không chỉ dạy học trò kiến thức mà quan trọng hơn là dạy làm người.

Theo TTXVN/Vietnam+

 Từ năm 2011 đến nay, Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Sông Hàn (Đà Nẵng) đã mở Lớp học Tình thương cho con em hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và thất học ở vùng ven biển thành phố. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Từ năm 2011 đến nay, Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Sông Hàn (Đà Nẵng) đã mở Lớp học Tình thương cho con em hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và thất học ở vùng ven biển thành phố. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)

 

 Học sinh trường THPT Việt Đức (Hà Nội) tự tay làm những chiếc bánh gửi tặng cô giáo nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11). (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Học sinh trường THPT Việt Đức (Hà Nội) tự tay làm những chiếc bánh gửi tặng cô giáo nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11). (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

 

 Thầy giáo ở điểm trường Đồng Măng ở xã vùng cao Trung Sơn, huyện Yên Lập (tỉnh Phú Thọ) không chỉ dạy chữ mà còn chăm lo cho trẻ như người mẹ hiền. (Ảnh: TTXVN)
Thầy giáo ở điểm trường Đồng Măng ở xã vùng cao Trung Sơn, huyện Yên Lập (tỉnh Phú Thọ) không chỉ dạy chữ mà còn chăm lo cho trẻ như người mẹ hiền. (Ảnh: TTXVN)

 

 Một giờ kể chuyện cho các em học sinh mầm non ở điểm trường Đồng Măng ở xã vùng cao Trung Sơn, huyện Yên Lập (tỉnh Phú Thọ). (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)
Một giờ kể chuyện cho các em học sinh mầm non ở điểm trường Đồng Măng ở xã vùng cao Trung Sơn, huyện Yên Lập (tỉnh Phú Thọ). (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

 

 Thiếu phòng học, nhiều điểm trường của Trường Tiểu học Hùng Lợi 1, huyện Yên Sơn phải học ghép lớp và được ngăn bởi những tấm phên nứa. (Ảnh: Quang Cường/TTXVN)
Thiếu phòng học, nhiều điểm trường của Trường Tiểu học Hùng Lợi 1, huyện Yên Sơn phải học ghép lớp và được ngăn bởi những tấm phên nứa. (Ảnh: Quang Cường/TTXVN)

 

 Giáo viên trường Tiểu học số 2 xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đưa học sinh tới trường trung tâm. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Giáo viên trường Tiểu học số 2 xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đưa học sinh tới trường trung tâm. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)

 

 Dù bị liệt hai tay và một chân, nhưng chị Huỳnh Thị Xậm (quê Hậu Giang) đã nỗ lực vượt lên chính mình, trở thành người có ích cho xã hội. Bên cạnh công việc của một nhân viên thư viện tại Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh, chị còn là một “cô giáo” đặc biệt của những học viên có độ tuổi từ 15 – 35 tuổi nhưng chưa biết chữ. (Ảnh: Thu Hoài/TTXVN)
Dù bị liệt hai tay và một chân, nhưng chị Huỳnh Thị Xậm (quê Hậu Giang) đã nỗ lực vượt lên chính mình, trở thành người có ích cho xã hội. Bên cạnh công việc của một nhân viên thư viện tại Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh, chị còn là một “cô giáo” đặc biệt của những học viên có độ tuổi từ 15 – 35 tuổi nhưng chưa biết chữ. (Ảnh: Thu Hoài/TTXVN)

 

Giáo viên trường Tiểu học số 2 xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đến từng nhà dân để tuyên truyền vận động học sinh đến lớp sau mỗi đợt mưa lũ. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Giáo viên trường Tiểu học số 2 xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đến từng nhà dân để tuyên truyền vận động học sinh đến lớp sau mỗi đợt mưa lũ. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)

 

 Gần 80 tuổi đời, vượt qua bao gian nan, vất vả, nhưng nghị lực thép và niềm đam mê cống hiến vẫn luôn ngự trị trong Nhà giáo nhân dân, Anh hùng lao động Nguyễn Đức Thìn, người con tiêu biểu của quê hương Đình Bảng, thị xã Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh). (Ảnh: Thái Hùng/TTXVN)
Gần 80 tuổi đời, vượt qua bao gian nan, vất vả, nhưng nghị lực thép và niềm đam mê cống hiến vẫn luôn ngự trị trong Nhà giáo nhân dân, Anh hùng lao động Nguyễn Đức Thìn, người con tiêu biểu của quê hương Đình Bảng, thị xã Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh). (Ảnh: Thái Hùng/TTXVN)

 

 Mặc dù gặp nhiều khó khan, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, học tập và sinh hoạt, nhưng thầy cô và học sinh Trường Tiểu học Lê Văn Tám thuộc xã biên giới Huổi Luông, huyện Phong Thổ (tỉnh Lai Châu) luôn phấn đấu quyết tâm dạy tốt, học tốt. (Ảnh: Nguyễn Duy/TTXVN)
Mặc dù gặp nhiều khó khan, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, học tập và sinh hoạt, nhưng thầy cô và học sinh Trường Tiểu học Lê Văn Tám thuộc xã biên giới Huổi Luông, huyện Phong Thổ (tỉnh Lai Châu) luôn phấn đấu quyết tâm dạy tốt, học tốt. (Ảnh: Nguyễn Duy/TTXVN)