Nhịp sống trên vùng biển đảo Tây Nam

Cập nhật, 15:35, Chủ Nhật, 27/01/2019 (GMT+7)

Vùng biển Tây Nam do Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân quản lý được tính từ cửa sông Gành Hào (Bạc Liêu) đến TP Hà Tiên (Kiên Giang), có chiều dài hơn 450km, diện tích khoảng 150.000km2; ranh giới biển tiếp giáp các nước: Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia.

Vùng biển có trên 130 đảo lớn, nhỏ thuộc 5 quần đảo: An Thới, Hải Tặc, Bà Lụa, Nam Du, Thổ Chu cùng một số đảo độc lập. Trong đó, đảo Phú Quốc có diện tích khoảng 567km2, là đảo lớn nhất Việt Nam, nằm ở phía Tây Nam Bộ; cách bờ biển Campuchia 12,5km, cách Hà Tiên 45km, cách Rạch Giá 111km.

Đảo Phú Quốc là một huyện đảo thuộc tỉnh Kiên Giang. Vùng biển Tây Nam có vị trí địa kinh tế, địa chính trị rất thuận lợi cho dân cư sinh sống, xây dựng các cơ sở dịch vụ nghề cá; xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân và an ninh nhân dân trên biển, kết hợp kinh tế với quốc phòng- an ninh.

Trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng đó, góc đời thường của quân và dân trên các đảo đã là minh chứng rõ nét cho công tác bảo vệ vững chắc chủ quyền.

Những ngày giáp Tết Kỷ Hợi 2019, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp các cấp chính quyền, mặt trận, các đoàn thể chính trị- xã hội các tỉnh-thành phía Nam cùng 36 cơ quan báo chí trung ương và địa phương đã đem tấm lòng đất liền đến các lực lượng và người dân trên đảo... Và, để rồi mang về những hình ảnh thân thương từ biển đảo biên cương Tổ quốc.

TƯỜNG VÂN (thực hiện)

 
Quân và dân trên vùng biển đảo Tây Nam. Ảnh chụp tại đảo Thổ Chu trong quần đảo Thổ Chu.
Quân và dân trên vùng biển đảo Tây Nam. Ảnh chụp tại đảo Thổ Chu trong quần đảo Thổ Chu.

 

Hàng hóa Tết Kỷ Hợi 2019 được chuyển dần ra Nam Du (xã đảo An Sơn, huyện Kiên Hải- Kiên Giang).
Hàng hóa Tết Kỷ Hợi 2019 được chuyển dần ra Nam Du (xã đảo An Sơn, huyện Kiên Hải- Kiên Giang).

 

Một hình ảnh đời thường và cũng là nhiệm vụ của chiến sĩ mới.
Một hình ảnh đời thường và cũng là nhiệm vụ của chiến sĩ mới.

 

Người dân trên đảo Thổ Chu chăm chút đón Tết Nguyên đán.
Người dân trên đảo Thổ Chu chăm chút đón Tết Nguyên đán.

 

Bé gái đi học về ở xã đảo Thổ Châu (huyện đảo Phú Quốc- Kiên Giang). Xã đảo đã có hơn 550 hộ dân với trên 2.200 nhân khẩu, người dân trên đảo sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng, khai thác thủy sản và dịch vụ du lịch.
Bé gái đi học về ở xã đảo Thổ Châu (huyện đảo Phú Quốc- Kiên Giang). Xã đảo đã có hơn 550 hộ dân với trên 2.200 nhân khẩu, người dân trên đảo sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng, khai thác thủy sản và dịch vụ du lịch.

 

Nước đá được chở từ đất liền đến Nam Du từ chiều hôm trước. Nước đá là nguồn cung không thể thiếu cho sinh hoạt và hoạt động đánh bắt ở xã đảo.
Nước đá được chở từ đất liền đến Nam Du từ chiều hôm trước. Nước đá là nguồn cung không thể thiếu cho sinh hoạt và hoạt động đánh bắt ở xã đảo.

 

Do ảnh hưởng cơn bão số 1 hồi đầu tháng 1 qua, chiếc ghe “cần câu cơm” của ngư dân này trên hòn Chuối (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời- Cà Mau) sắp được vá lại cho cuộc mưu sinh.
Do ảnh hưởng cơn bão số 1 hồi đầu tháng 1 qua, chiếc ghe “cần câu cơm” của ngư dân này trên hòn Chuối (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời- Cà Mau) sắp được vá lại cho cuộc mưu sinh.