Lãi trăm triệu nhờ nuôi cá chép đỏ phục vụ ông Công, ông Táo

Cập nhật, 12:22, Thứ Hai, 28/01/2019 (GMT+7)

Làng nghề Thủy Trầm (Cẩm Khê, Phú Thọ) được biết đến là “thủ phủ” sản xuất cá chép đỏ lớn nhất miền Bắc.

Theo VOV

Làng nghề Thủy Trầm, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, lâu nay được biết đến với nghề nuôi cá chép đỏ để phục vụ người dân cúng ông Công, ông Táo. Từ khoảng ngày 19 âm lịch, dân làng bắt đầu tất bật chuẩn bị phương tiện đánh bắt cá. Cả làng lúc này rực rỡ sắc đỏ của những bể cá chép. (Ảnh: Tuổi trẻ)
Làng nghề Thủy Trầm, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, lâu nay được biết đến với nghề nuôi cá chép đỏ để phục vụ người dân cúng ông Công, ông Táo. Từ khoảng ngày 19 âm lịch, dân làng bắt đầu tất bật chuẩn bị phương tiện đánh bắt cá. Cả làng lúc này rực rỡ sắc đỏ của những bể cá chép. (Ảnh: Tuổi trẻ)

 

Cá chép đỏ Thủy Trầm đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp bằng chứng nhận nhãn hiệu tập thể
Cá chép đỏ Thủy Trầm đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp bằng chứng nhận nhãn hiệu tập thể "Cá chép đỏ Thủy Trầm" cho Hợp tác xã cá chép đỏ và dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Thủy Trầm. (Ảnh: Tuổi trẻ)

 

Bà Nguyễn Thị Minh. một người nuôi cá chép đỏ, cho biết:
Bà Nguyễn Thị Minh. một người nuôi cá chép đỏ, cho biết: "Năm nay cả nhà tôi và nhà 2 đứa con trai chắc cũng phải được gần tấn cá nên phải kéo cá sớm kẻo mấy hôm nữa khách người ta lên sớm lại không kịp. Nhà có bao nhiêu người thì ra đồng làm cá hết. Nếu giá bán như hiện tại khoảng 100.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, công đi thì cũng thu về được khoảng 40 triệu đồng". (Ảnh: Tuổi trẻ)

 

Sau khi thu hoạch từ ao, cá chép được người dân đem về bể chứa để chờ xuất bán. (Ảnh: Tuổi trẻ)
Sau khi thu hoạch từ ao, cá chép được người dân đem về bể chứa để chờ xuất bán. (Ảnh: Tuổi trẻ)

 

Anh Trần Văn Tiếp có 5 sào nuôi cá chép đỏ, mỗi năm thu hoạch được khoảng 2 tấn cá nhưng không đủ để bán nên phải nhập thêm cá chép của một số bà con để đi bán ở các tỉnh. “Trung bình mỗi năm tôi bán ra thị trường khoảng 3-4 tấn cá, sau khi trừ mọi chi phí thì lãi được hơn 200 triệu” - anh Tiếp cho hay. (Ảnh: Tuổi trẻ)
Anh Trần Văn Tiếp có 5 sào nuôi cá chép đỏ, mỗi năm thu hoạch được khoảng 2 tấn cá nhưng không đủ để bán nên phải nhập thêm cá chép của một số bà con để đi bán ở các tỉnh. “Trung bình mỗi năm tôi bán ra thị trường khoảng 3-4 tấn cá, sau khi trừ mọi chi phí thì lãi được hơn 200 triệu” - anh Tiếp cho hay. (Ảnh: Tuổi trẻ)

 

Cá chỉ vừa bằng ba đầu ngón tay, màu sắc đỏ tươi vô cùng rực rỡ, lúc xuất phải đạt tiêu chuẩn khoảng 40 con/kg. (Ảnh: Tuổi trẻ)
Cá chỉ vừa bằng ba đầu ngón tay, màu sắc đỏ tươi vô cùng rực rỡ, lúc xuất phải đạt tiêu chuẩn khoảng 40 con/kg. (Ảnh: Tuổi trẻ)

 

Người dân sẽ chọn lọc những con cá tốt nhất đem đi tiêu thụ. Cá được phân ra thành loại khác nhau, tùy thuộc vào chất lượng để quy định giá thành cho phù hợp. (Ảnh: Dân trí)
Người dân sẽ chọn lọc những con cá tốt nhất đem đi tiêu thụ. Cá được phân ra thành loại khác nhau, tùy thuộc vào chất lượng để quy định giá thành cho phù hợp. (Ảnh: Dân trí)

 

Thời điểm hiện tại giá bán buôn tại ao cho các thương lái dao động từ 80.000 đến 100.000kg cá, khoảng 40 – 50 con. Giá này có thể thay đổi vào ngày cận lễ ông Công ông Táo, thường có xu hướng tăng lên 140.000đ/kg cá chép. (Ảnh: Dân trí)
Thời điểm hiện tại giá bán buôn tại ao cho các thương lái dao động từ 80.000 đến 100.000kg cá, khoảng 40 – 50 con. Giá này có thể thay đổi vào ngày cận lễ ông Công ông Táo, thường có xu hướng tăng lên 140.000đ/kg cá chép. (Ảnh: Dân trí)

 

Trong khi đó, tại các chợ dân sinh bán lẻ, một bộ 3 cá chép được bán với giá từ 15.000đ đến 40.000đ/bộ tùy thuộc vào chất lượng cá. (Ảnh: Dân trí)
Trong khi đó, tại các chợ dân sinh bán lẻ, một bộ 3 cá chép được bán với giá từ 15.000đ đến 40.000đ/bộ tùy thuộc vào chất lượng cá. (Ảnh: Dân trí)

 

Người dân phân loại, chọn lọc cá để bán giá phù hợp. (Ảnh: Tuổi trẻ)
Người dân phân loại, chọn lọc cá để bán giá phù hợp. (Ảnh: Tuổi trẻ)

 

Ông Tạ Đức Thắng - Phó chủ tịch UBND xã Tuy Lộc, cho biết nghề nuôi cá chép đỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao, là điểm sáng trong phát triển kinh tế của xã. Nhiều hộ gia đình cũng giàu từ nuôi cá chép đỏ. (Ảnh: Tuổi trẻ)
Ông Tạ Đức Thắng - Phó chủ tịch UBND xã Tuy Lộc, cho biết nghề nuôi cá chép đỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao, là điểm sáng trong phát triển kinh tế của xã. Nhiều hộ gia đình cũng giàu từ nuôi cá chép đỏ. (Ảnh: Tuổi trẻ)