Rộn ràng phiên chợ vùng cao tại Hà Nội

Cập nhật, 08:44, Thứ Hai, 31/12/2018 (GMT+7)

Hà Nội có mưa phùn và nhiệt độ khá thấp, tuy nhiên “Chợ phiên vùng cao chào năm mới 2019” diễn ra tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam vẫn thu hút rất nhiều du khách du lịch trong và ngoài nước nhân dịp nghỉ lễ Tết Dương lịch 2019, tạo nên không khí nhộn nhịp, hạnh phúc, vui tươi.

Đồng thời đây cũng là không gian văn hoá để các dân tộc gặp gỡ, giao lưu, trao đổi hàng hoá và các sản vật, giới thiệu tinh hoa nghề thủ công truyền thống, gắn kết sự đoàn kết các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc.

Tại chợ phiên, đồng bào dân tộc Lào tỉnh Điện Biên tự hào giới thiệu đến công chúng nghề dệt thổ cẩm truyền thống - một trong các di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Lào, chứa đựng sắc thái văn hoá riêng, nổi bật bởi hoa văn tinh xảo, mang ý nghĩa nhân sinh quan sâu sắc.

Ngoài ra, trong không gian chợ phiên, đồng bào dân tộc Mông tỉnh Điện Biên cũng trình diễn tinh hoa nghề rèn truyền thống bên ánh lửa bập bùng của bễ lò rèn.

Bên cạnh đó, du khách tham gia chợ phiên vùng cao còn được thưởng thức những đặc sản vùng miền chế biến nóng hổi ngay tại chỗ, mang đến hương vị dân tộc chuẩn nhất cho thực khách tham gia chợ phiên.

Trong những ngày diễn ra sự kiện, “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam sẽ tiếp tục những hoạt động giao lưu, quảng bá, góp phần tạo không khí phấn khởi, đầm ấm mang đậm nét truyền thống dân tộc, thể hiện sự đa dạng độc đáo của văn hóa vùng Tây Bắc và Đông Bắc.

Theo Nhân dân

Mở màn lễ khai mạc là những điệu múa dân ca, dân vũ truyền thống đầy độc đáo và đặc sắc của dân tộc Thái mừng đất nước đổi mới, ca ngợi quê hương đất nước, bản sắc dân tộc chào đón năm mới.
Mở màn lễ khai mạc là những điệu múa dân ca, dân vũ truyền thống đầy độc đáo và đặc sắc của dân tộc Thái mừng đất nước đổi mới, ca ngợi quê hương đất nước, bản sắc dân tộc chào đón năm mới.

 

Trong tiếng cồng chiêng rộn ràng, du khách và đồng bào các dân tộc cùng hoà làm một, tạo nên một phiên chợ đầy ắp tiếng cười.
Trong tiếng cồng chiêng rộn ràng, du khách và đồng bào các dân tộc cùng hoà làm một, tạo nên một phiên chợ đầy ắp tiếng cười.

 

Chị Đường Thị Phanh (1975, dân tộc Lào ở Điện Biên) bắt đầu dệt từ năm 12 tuổi, đến nay đã được hơn 30 năm. Chị chia sẻ: “Từ khi chợ phiên tổ chức ở Hà Nội năm 2002, đồ dệt thủ công được nhiều người biết đến và rất thích thú, làng chị sau đó thành lập hợp tác xã dệt và bán được nhiều hơn”. Việc bảo tồn và truyền dạy một số công đoạn trong nghề dệt truyền thống của dân tộc Lào như: trồng bông, xe sợi, nhuộm màu… là rất quan trọng để tạo ra được một sản phẩm đẹp mắt, chất lượng tốt.
Chị Đường Thị Phanh (1975, dân tộc Lào ở Điện Biên) bắt đầu dệt từ năm 12 tuổi, đến nay đã được hơn 30 năm. Chị chia sẻ: “Từ khi chợ phiên tổ chức ở Hà Nội năm 2002, đồ dệt thủ công được nhiều người biết đến và rất thích thú, làng chị sau đó thành lập hợp tác xã dệt và bán được nhiều hơn”. Việc bảo tồn và truyền dạy một số công đoạn trong nghề dệt truyền thống của dân tộc Lào như: trồng bông, xe sợi, nhuộm màu… là rất quan trọng để tạo ra được một sản phẩm đẹp mắt, chất lượng tốt.

 

Không chỉ khéo léo trong thêu dệt, những người phụ nữ dân tộc Lào còn rất xinh đẹp và luôn cười với du khách. Để hoàn thành một chiếc khăn quàng cổ, họ thường phải mất khoảng hai đến ba ngày, giá mỗi chiếc khăn dao động từ 200.000 đồng đến 250.000 đồng tuỳ thuộc vào độ tinh xảo và cầu kỳ của hoa văn.
Không chỉ khéo léo trong thêu dệt, những người phụ nữ dân tộc Lào còn rất xinh đẹp và luôn cười với du khách. Để hoàn thành một chiếc khăn quàng cổ, họ thường phải mất khoảng hai đến ba ngày, giá mỗi chiếc khăn dao động từ 200.000 đồng đến 250.000 đồng tuỳ thuộc vào độ tinh xảo và cầu kỳ của hoa văn.

 

Công việc chủ yếu của những thợ rèn là sửa chữa, tu chỉnh nông cụ và đồ gia dụng, công thợ được trả bằng tiền, thóc hoặc gạo theo thỏa thuận. Nếu khách hàng là thanh niên khỏe mạnh, có thể tham gia như thợ phụ để không phải trả tiền công.
Công việc chủ yếu của những thợ rèn là sửa chữa, tu chỉnh nông cụ và đồ gia dụng, công thợ được trả bằng tiền, thóc hoặc gạo theo thỏa thuận. Nếu khách hàng là thanh niên khỏe mạnh, có thể tham gia như thợ phụ để không phải trả tiền công.

 

Sản phẩm rèn gồm: dao, rìu, thuổng, cuốc…rất bền, sử dụng đến mòn vẹt mà vẫn còn rất sắc bén. Tiếng đập búa và các sản phẩm rèn của nghệ nhân lấp loáng trong ánh lửa ngày se lạnh làm không gian thêm phần ấm cúng và tươi vui.
Sản phẩm rèn gồm: dao, rìu, thuổng, cuốc…rất bền, sử dụng đến mòn vẹt mà vẫn còn rất sắc bén. Tiếng đập búa và các sản phẩm rèn của nghệ nhân lấp loáng trong ánh lửa ngày se lạnh làm không gian thêm phần ấm cúng và tươi vui.

 

Thắng cố được anh Sùng Văn Tư sơ chế và nấu ngay tại chỗ, rất phù hợp thưởng thức trong thời tiết se lạnh của mùa đông
Thắng cố được anh Sùng Văn Tư sơ chế và nấu ngay tại chỗ, rất phù hợp thưởng thức trong thời tiết se lạnh của mùa đông

 

Xôi nếp cẩm mang màu tím nổi bật ăn kèm với thịt lợn nướng là gian hàng thu hút du khách nhất. Xôi vừa đồ nóng dẻo, thơm, ăn kèm thịt lợn và chấm chút chẩm chéo rất hấp dẫn.
Xôi nếp cẩm mang màu tím nổi bật ăn kèm với thịt lợn nướng là gian hàng thu hút du khách nhất. Xôi vừa đồ nóng dẻo, thơm, ăn kèm thịt lợn và chấm chút chẩm chéo rất hấp dẫn.

 

Thịt lợn hun khói và lạp xưởng là hai đặc sản được nhiều du khách chọn mua về làm quà.
Thịt lợn hun khói và lạp xưởng là hai đặc sản được nhiều du khách chọn mua về làm quà.

 

"Chợ phiên vùng cao chào đón năm mới 2019" sẽ kéo dài đến hết ngày 1/1/2019.