Thác Bản Giốc

Cập nhật, 05:47, Chủ Nhật, 22/04/2018 (GMT+7)

Ngày 12/4/2018, tại Paris, Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) chính thức công nhận Công viên địa chất Non Nước Cao Bằng là Công viên địa chất toàn cầu.

Đây là công viên địa chất toàn cầu thứ hai của Việt Nam, sau Cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) đã được UNESCO công nhận từ năm 2010.

Trong đó, thác Bản Giốc là điểm nhấn quan trọng trong quần thể công viên địa chất được công nhận lần này. Báo Vĩnh Long xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những góc độ độc và lạ về thác Bản Giốc qua ống kính của NSNA Nguyễn Vinh Hiển.

NSNA VINH HIỂN

Cảnh hùng vĩ mà nên thơ của thác Bản Giốc vào mùa lúa chín.
Cảnh hùng vĩ mà nên thơ của thác Bản Giốc vào mùa lúa chín.

 

Thác Bản Giốc gồm 2 phần: thác chính và phụ, còn đây là phần thác phụ.
Thác Bản Giốc gồm 2 phần: thác chính và phụ, còn đây là phần thác phụ.

 

Thác chính nằm giữa biên giới Việt Trung có chiều rộng khoảng 100m.
Thác chính nằm giữa biên giới Việt Trung có chiều rộng khoảng 100m.

 

Tầng trên của thác cao khoảng 70m so mặt nước, khung cảnh tuyệt đẹp với nhiều thác nhỏ chảy vào 1 hồ rộng.
Tầng trên của thác cao khoảng 70m so mặt nước, khung cảnh tuyệt đẹp với nhiều thác nhỏ chảy vào 1 hồ rộng.

 

Dòng thác như dải lụa mềm luồn qua các mỏm đá.
Dòng thác như dải lụa mềm luồn qua các mỏm đá.

 

Hoa lá xanh tốt bởi không khí thấm đẫm hơi nước tỏa ra từ các thác nước cuồn cuộn chảy xuống.
Hoa lá xanh tốt bởi không khí thấm đẫm hơi nước tỏa ra từ các thác nước cuồn cuộn chảy xuống.

 

Thác Bản Giốc nhìn từ trên cao như một viên ngọc xanh giữa miền biên giới Đông Bắc của Tổ quốc.
Thác Bản Giốc nhìn từ trên cao như một viên ngọc xanh giữa miền biên giới Đông Bắc của Tổ quốc.