Chùm ảnh

Mưu sinh tại đầm Thị Tường

Cập nhật, 09:29, Thứ Sáu, 05/08/2016 (GMT+7)

Từ TP Cà Mau đi theo QL1 về huyện Năm Căn độ 20km là đến Cống Đá. Ngay đó có bảng chỉ đường phía tay trái rẽ vào khu căn cứ Xẻo Đước. Xe chạy mười mấy cây số nữa là đến khu căn cứ, cũng là nơi tiếp cận với đầm Thị Tường (đầm Bà Tường), khu đầm tự nhiên lớn nhất, đẹp nhất của ĐBSCL, thuộc hai huyện Cái Nước và Trần Văn Thời.

Đầm Thị Tường nhìn trên bản đồ như một quả bóng phình ra ở giữa, hai đầu hơi hẹp được phân ra đầm trong, đầm giữa và đầm ngoài. Đầm có chiều dài 10km, chỗ rộng nhất khoảng 2km. Ở đây là vùng nước lợ rất thích hợp cho sú, cua, ghẹm sinh sôi, phát triển nên đa số dân ở đây sống bằng nghề đánh bắt và nuôi hải sản.

Đi trên mặt đầm mênh mông, ta có thể thấy những nhà sàn nhỏ cách nhau chừng 100m. Đó là nhà ở để canh chừng mấy chục cái lú bắt tôm cá, bắt cua, ghẹm của các hộ dân. Và cũng có nhiều gia đình cất nhà sàn sống luôn trên đầm.

Cả một vùng rộng lớn nơi đây, chẳng ai biết đến nhà hàng, hay khu vui chơi giải trí. Nhìn quanh chỉ có những căn chòi lá giữa mênh mông trời nước. Sự ân cần, niềm nở đón khách của chủ căn chòi làm chúng tôi thấy cảnh đẹp nơi đây được tôn thêm bội phần. Sau vài chung trà hoặc ly rượu, bạn sẽ nghe họ nói, kể nhiều chuyện về đầm hết sức thú vị.

NGUYỄN HỮU NAM

Người dân cất chòi canh giữ và chăm sóc sò.
Người dân cất chòi canh giữ và chăm sóc sò.

 

Nhiều người cất nhà ở, mưu sinh giữa đầm.
Nhiều người cất nhà ở, mưu sinh giữa đầm.

 

Việc đi lại, giao thương, sinh hoạt của người dân nơi đây chỉ toàn bằng vỏ lãi.
Việc đi lại, giao thương, sinh hoạt của người dân nơi đây chỉ toàn bằng vỏ lãi.

 

Nuôi trồng và khai thác sò trên đầm.
Nuôi trồng và khai thác sò trên đầm.

 

Ở đây có nhiều loài thủy sản nước lợ rất ngon, người dân thường mò bắt hàu đãi khách.
Ở đây có nhiều loài thủy sản nước lợ rất ngon, người dân thường mò bắt hàu đãi khách.

 

Lịch đỏ, loài này chỉ có ở những vùng nước lợ, đến đây bạn sẽ được người dân bắt lên đãi khách món lịch nướng vô cùng thơm ngon.
Lịch đỏ, loài này chỉ có ở những vùng nước lợ, đến đây bạn sẽ được người dân bắt lên đãi khách món lịch nướng vô cùng thơm ngon.

 

 Gia đình ông Hai Tha có 3 thế hệ sống trên đầm này đã qua 30- 40 năm trời.
Gia đình ông Hai Tha có 3 thế hệ sống trên đầm này đã qua 30- 40 năm trời.

 

Người dân nơi đây dùng phương tiện đánh bắt thủy sản chủ yếu bằng dớn.
Người dân nơi đây dùng phương tiện đánh bắt thủy sản chủ yếu bằng dớn.