Một sớm sống động trên chợ nổi Cái Răng

Cập nhật, 07:19, Thứ Năm, 18/08/2016 (GMT+7)

Trong cái nắng sớm khi mặt nước vẫn còn hơi sương, tiếng động cơ của những chiếc ghe lớn nhỏ, tiếng huyên náo bán buôn nhộn nhịp, chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) dần hiện lên thật sống động trong mắt tôi.

Nét độc đáo và đặc điểm chính của chợ nổi Cái Răng là buôn bán các loại trái cây, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chợ bắt đầu họp từ tờ mờ sáng, tấp nập thuyền ghe lớn nhỏ.
Nét độc đáo và đặc điểm chính của chợ nổi Cái Răng là buôn bán các loại trái cây, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chợ bắt đầu họp từ tờ mờ sáng, tấp nập thuyền ghe lớn nhỏ.

Có đến khu chợ nổi được coi là biểu tượng du lịch của thành phố Cần Thơ này, tôi mới hình dung ra đầy đủ mấy câu thơ lục bát của tác giả Lê Minh Dung:

“Ninh Kiều gió thổi bùa mê. Đưa anh xuống bến, xuôi về Cái Răng. Tàu em cưỡi sóng băng băng. Đến thăm chợ nổi vẫn hằng ước ao. Môi cười, sóng hát xôn xao. Câu mời, ai thả ngọt ngào trên sông. Ghe em khẳm mớn phập phồng. Cam, xoài, bưởi, nhãn... má hồng trêu duyên...”

Chợ nổi Cái Răng hình thành vào những năm đầu của thế kỷ XX, trước khi xuất hiện chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng).

Chợ nổi hình thành do khi xưa đường bộ và các phương tiện lưu thông trên đường bộ ở đồng bằng sông Cửu Long chưa phát triển. Vì nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa nên người dân chọn cách họp chợ trên sông.

Chợ nổi Cái Răng nằm trên trục đường thủy sông Cần Thơ - kênh xáng Xà No, nên rất thuận tiện cho việc giao thương, buôn bán với các tỉnh lân cận và thậm chí cả với Campuchia đối với những ghe lớn.

Có nhiều con đường để đi tới chợ nổi Cái Răng. Du khách có thể đến chợ An Bình, quận Ninh Kiều, Cần Thơ rồi thuê ghe tham quan chợ nổi, hoặc thuê xuồng từ bến Ninh Kiều ngược dòng sông Cần Thơ đi xuống 7km.

Một chuyến tham quan chợ nổi khoảng 45 phút mất khoảng 100.000 – 150.000 đồng mỗi người. Du khách đến tham quan chợ nổi cũng có thể thuê những ghe nhỏ chèo tay của người dân để không bị giới hạn về thời gian, có điều kiện tìm hiểu nhiều hơn về cuộc sống nơi đây (cần chú ý chọn ghe có áo phao và bạn nên đeo áo phao khi ngồi ghe).

Mỗi ghe, thuyền ở đây cũng giống như một gian hàng. Tuy nhiên, điểm đặc biệt là các ghe, thuyền thường không treo biển hiệu quảng cáo.

Họ bán cái gì thì treo loại mặt hàng đó lên một chiếc sào dài hoặc treo ở mui thuyền, gọi là ‘bẹo’. Khách đi chợ nhìn vào ‘bẹo’ có thể biết trên thuyền bán thứ gì. Trong ảnh là một thuyền bán củ đậu.

Những chiếc ghe chở đầy trái cây là hình ảnh đặc trưng của chợ nổi Cái Răng.
Những chiếc ghe chở đầy trái cây là hình ảnh đặc trưng của chợ nổi Cái Răng.

 

Bên cạnh hoa quả, chợ nổi còn có những ghe bán đủ các thứ nhu yếu phẩm như mắm, muối, xăng dầu, bánh kẹo… Do nhu cầu của người đi chợ và cả du khách tham quan nên còn xuất hiện thêm cả những chiếc ghe bán hàng ăn sáng, cà phê hay thậm chí là những ghe nhậu rất lạ và thú vị.
Bên cạnh hoa quả, chợ nổi còn có những ghe bán đủ các thứ nhu yếu phẩm như mắm, muối, xăng dầu, bánh kẹo… Do nhu cầu của người đi chợ và cả du khách tham quan nên còn xuất hiện thêm cả những chiếc ghe bán hàng ăn sáng, cà phê hay thậm chí là những ghe nhậu rất lạ và thú vị.

 

Vé số cũng lên ghe
Vé số cũng lên ghe

Một sớm ở chợ nổi Cái Răng 8Hòa mình vào không khí của phiên chợ sớm, du khách đến đây còn có thể quan sát và tìm hiểu về cuộc sống của những gia đình sống trên những chiếc ghe như một ‘căn nhà di động’.

Cũng đầy đủ tiện nghi như một ngôi nhà với tivi, dàn âm thanh, bếp, nệm,…, chỉ khác những nếp sinh hoạt hàng ngày diễn ra trên mặt nước bồng bềnh của sông Cần Thơ

 

Theo KIỀU DƯƠNG (iHay)