Giá ô tô Việt Nam chênh với khu vực tới 80% do đâu?

Cập nhật, 17:34, Thứ Bảy, 23/07/2016 (GMT+7)

Giá bán ô tô tại Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, thậm chí có nhiều dòng xe chênh tới 60 - 80%.

Giá bán ô tô tại Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, thậm chí có nhiều dòng xe chênh tới 60 - 80%. (Ảnh minh họa).
Giá bán ô tô tại Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, thậm chí có nhiều dòng xe chênh tới 60 - 80%. (Ảnh minh họa).

Sản lượng ôtô Việt kém Thái Lan 40 lần

Thông tin trên báo VnExpress, thống kê của tổ chức các nhà sản xuất ôtô thế giới (OICA), năm 2015, Việt Nam xuất xưởng tổng cộng chỉ 50.000 chiếc, tương đương khoảng 0,055% tổng sản lượng xe toàn thế giới. Sản xuất ôtô của Việt Nam đang ở mức thấp trong khu vực, dẫn đầu là Thái Lan 1,91 triệu chiếc, Indonesia 1,1 triệu chiếc, Malaysia 615.000 chiếc…

So với một số đại gia châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức…, sản lượng sản xuất xe của Việt Nam rất nhỏ bé.

Hiện Việt Nam có đến 17 công ty lắp ráp ôtô nhưng chỉ có 33 công ty công nghiệp hỗ trợ cấp 1 và 181 công ty cấp 2. Trong khi Thái Lan cũng có số doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất ôtô tương đương nhưng có đến 709 doanh nghiệp hỗ trợ cấp 1 với 354 công ty của Thái Lan và 355 công ty có yếu tố nước ngoài. Số nhà cung cấp cấp 2, 3 và thấp hơn nữa của ngành công nghiệp ôtô Thái Lan là hơn 1.100 doanh nghiệp địa phương.

Số lượng doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất ôtô của Malaysia và Indonesia cũng lớn hơn nhiều so với Việt Nam, tại Malaysia là khoảng 280 nhà cung cấp cấp 1, 200 nhà cung cấp cấp 2 và tại Indonesia có 166 nhà cung cấp cấp 1 cùng với 336 nhà cung cấp cấp 2.

Hiện tại, tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp ôtô trong nước rất thấp, chỉ đạt khoảng 10-30% tùy theo dòng xe, trong khi tỷ lệ nội địa hoá tại Thái Lan lên tới 70-80%. Muốn tăng tỷ lệ nội địa thì quy mô thị trường phải đủ lớn, doanh số xe đủ cao, và như vậy việc đầu tư lắp ráp mới tương xứng với thị trường.

Thực tế, dù nhập khẩu ôtô cả nước trong 6 tháng qua sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng nhập khẩu ôtô từ Thái Lan trong thời gian này đã tăng rất mạnh đạt 15.117 xe, kim ngạch 276,5 triệu USD, chiếm tới gần một phần ba tổng lượng xe nhập vào Việt Nam, và Thái Lan đã vượt Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ để trở thành thị trường lớn nhất cung cấp ôtô nguyên chiếc cho Việt Nam.

Trong khi đó, kết thúc năm 2015, nước này mới chỉ đứng thứ tư trong số các quốc gia cung cấp xe cho thị trường Việt Nam, sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ.

Công ty Chứng khoán Đại Nam (DNSE) cho rằng, sức ép nhập khẩu ôtô từ Thái Lan đối với thị trường ôtô trong nước ngày càng cận kề hơn khi thuế nhập khẩu từ khu vực ASEAN đang giảm dần.

Nửa đầu năm 2016, tình hình sản xuất ôtô Việt Nam được cải thiện tích cực, tăng trưởng ấn tượng với khoảng 112.800 chiếc được sản xuất, tăng 127,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do các chính sách hỗ trợ sản xuất cũng như tiêu dùng của Chính phủ làm tăng nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) dự báo thị trường năm nay sẽ là 260.000 xe, tăng 10% so với năm 2015. Dự báo thị trường ôtô sẽ tiếp tục tăng nhưng khó đạt mức tăng trưởng cao như năm 2015, trong đó triển vọng cho tiêu thụ ôtô con là khả quan và tăng trưởng tiêu thụ xe tải sẽ chững lại đáng kể so với mức tăng mạnh của năm 2015.

Thuế phí cao "ngất ngưởng" đè nặng áp lực lên giá thành

Thông tin trên báo Một thế giới, theo Công ty Chứng khoán Đại Nam (DNSE), hai trong số các nguyên nhân chính khiến ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển chậm là sự yếu kém của ngành sản xuất linh kiện phụ trợ và sự thiếu đồng bộ trong cơ sở hạ tầng giao thông.

Hiện nay, Việt Nam có đến 17 công ty lắp ráp ô tô nhưng chỉ có 33 công ty công nghiệp hỗ trợ cấp 1 và 181 công ty cấp 2. Trong khi Thái Lan cũng có số doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất ô tô gần tương đương nhưng có đến 709 doanh nghiệp hỗ trợ cấp 1 với 354 công ty của Thái Lan và 355 công ty có yếu tố nước ngoài. Số nhà cung cấp cấp 2, 3 và thấp hơn nữa của ngành công nghiệp ô tô Thái Lan là hơn 1.100 doanh nghiệp địa phương. Số lượng doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất ô tô của Malaysia và Indonesia cũng lớn hơn nhiều so với Việt Nam. Cụ thể, tại Malaysia là khoảng 280 nhà cung cấp cấp 1, 200 nhà cung cấp cấp 2 và tại Indonesia thì có 166 nhà cung cấp cấp 1 cùng với 336 nhà cung cấp cấp 2.

Tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp ô tô trong nước vẫn còn rất thấp, chỉ đạt khoảng từ 10-30% tùy theo dòng xe. Muốn tăng tỷ lệ nội địa thì quy mô thị trường phải đủ lớn, doanh số xe phải đủ cao và như vậy việc đầu tư lắp ráp mới tương xứng với thị trường.

Ngoài ra, giá bán ô tô tại Việt Nam vẫn cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, thậm chí có nhiều dòng xe chênh tới 60 - 80%. Nguyên nhân là do chính sách thuế của Chính phủ rất cao đối với mặt hàng này. Để sở hữu một chiếc ô tô, người dân trong nước phải chi trả nhiều loại thuế, phí trong khi thu nhập bình quân tại Việt Nam chỉ khoảng 2.200USD/người (năm 2015).

Theo bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, Viện Chiến lược chính sách công nghiệp (Bộ Công thương), cơ cấu giá thành xe tại Việt Nam hiện nay gồm thuế phí, chi phí sản xuất, nhập khẩu phụ tùng linh kiện. Theo đó, riêng thuế phí đang chiếm tới 40 - 50% làm cho giá thành xe tại Việt Nam vào loại cao nhất khu vực và thế giới.

Theo Ngọc Anh (ĐSPL)