Nhà nông tìm hiểu

Sản xuất cám viên nổi cho thủy sản

Cập nhật, 13:39, Thứ Ba, 13/10/2020 (GMT+7)

Nhà tôi có máy ép đùn cám viên hộ gia đình. Tôi muốn sản xuất cám viên nổi cho cá thì nguyên liệu làm như thế nào và cần những thành phần gì để cám viên có thể nổi được?

Nguyễn Hoàng Tâm (Đồng Phú- Long Hồ)

Anh Tâm mến! Trong khâu chế biến thức ăn thủy sản các nguyên liệu thường sử dụng từ 2 nguồn nguyên liệu như nguyên liệu tươi có nguồn gốc từ động vật (như cá tạp, ốc, tôm tép,…) và nguồn gốc từ thực vật (như rau, bèo, cỏ, lá xanh,…).

Nguyên liệu khô có nguồn gốc từ thực vật gồm các loại hạt như gạo, lúa, đậu nành, bắp,… Tùy theo nhu cầu và đối tượng nuôi mà người ta tính toán công thức khác nhau giữa các thành phần dinh dưỡng nhằm cân đối các tỷ lệ với nhau.

Tuy nhiên, muốn chế tạo thức ăn khô phải có một chế độ sấy khô ở nhiệt độ rất cao từ 125- 150 độ C. Việc này ở máy ép đùn nhỏ thì không làm được mà chúng ta chỉ thực hiện bằng phương pháp thủ công là phơi nắng, nhưng rất khó để cho viên thức ăn nổi được vì độ ẩm trong viên thức ăn còn rất cao.

Cách làm cám viên nổi từ những nguyên liệu khô được phối trộn theo một công thức với tỷ lệ cụ thể cho từng loại thủy sản nuôi, sau đó hòa với nước đến đủ ẩm rồi đưa vào máy ép viên để tạo ra viên cám.

Anh có thể trộn nguyên liệu dạng bột như: bột bắp, cám gạo, lúa nghiền, khô dầu, bột đậu nành) với một ít nước sạch sao cho có thể nắm lại thành nắm.

Việc ép này là việc sử dụng các điều kiện lý học và nén qua bàn lỗ tạo thành viên. Nhiệt độ trong kiểu nén này có thể lên đến 125- 150 độ C, trong điều kiện chịu áp lực khoảng 20 giây, độ ẩm từ 20- 24% làm cho thức ăn kết dính hơn. Qua đó cho thấy hỗn hợp này có độ dẻo cao và bị ép qua bàn ép với áp lực cao.

Khi viên ép rời khỏi bàn ép, với áp suất cao, hơi nước trong thành phần bốc hơi hình thành các túi khí trong viên thức ăn. Khi làm nguội chúng nhìn chung chỉ chiếm khoảng 0,25-
0,3 g/cm3 vì thế viên thức ăn có thể nổi được.

BẠN NHÀ NÔNG