Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp-PTNT, sau 5 năm thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững giai đoạn 2016- 2020, giá trị thu hoạch trên một đơn vị diện tích nuôi thủy sản tăng từ 994,47 triệu đồng/ha năm 2013 lên 1.306,53 triệu đồng/ha năm 2019 (tăng 312,06 triệu đồng/ha/năm).
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp-PTNT, sau 5 năm thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững giai đoạn 2016- 2020, giá trị thu hoạch trên một đơn vị diện tích nuôi thủy sản tăng từ 994,47 triệu đồng/ha năm 2013 lên 1.306,53 triệu đồng/ha năm 2019 (tăng 312,06 triệu đồng/ha/năm).
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản biến động không đáng kể (cao nhất là 2.386ha năm 2016; thấp nhất 2.233ha năm 2019), nhưng diện tích nuôi thủy sản lồng bè tăng mạnh, đến năm 2019 đạt 368.000 m3/lồng bè, gấp 2,76 lần thể tích nuôi năm 2013. Sản lượng nuôi trồng tăng từ 107.716 tấn năm 2016 lên 128.500 tấn năm 2020 (tăng 19%).
Đóng góp vào thành tích này là nhờ tỉnh tập trung phát triển các loại thủy sản chủ lực là cá tra và cá nuôi lồng bè, đồng thời phát triển đa dạng các đối tượng thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao như tôm càng xanh, cá chạch lấu, cá lóc, lươn đồng,...
Các mô hình liên kết sản xuất như tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi thủy sản được thực hiện mạnh mẽ tạo thuận lợi cho ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, các tiêu chuẩn vào sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm thủy sản.
Tuy nhiên, diện tích liên kết sản xuất và tiêu thụ trong lĩnh vực thủy sản còn hạn chế, đầu ra sản phẩm, nhất là giá cá tra vẫn bất lợi cho người nuôi trong thời gian gần đây.
MỸ TRUNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin