Vàng lùn và lùn xoắn lá lúa có nguy cơ quay trở lại

Cập nhật, 14:49, Thứ Sáu, 21/07/2017 (GMT+7)

 

Xuống giống đồng loạt, né rầy theo từng khu vực là một trong những biện pháp mà ngành chuyên môn khuyến cáo để giảm áp lực rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
Xuống giống đồng loạt, né rầy theo từng khu vực là một trong những biện pháp mà ngành chuyên môn khuyến cáo để giảm áp lực rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.

Nhận định trên được đưa ra tại hội thảo “Quản lý rầu nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa vụ Thu Đông 2017 và Đông Xuân 2017- 2018” do Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp- PTNT) tổ chức ngày 21/7/2017.

Năm 2017, diện tích nhiễm rầy nâu gia tăng đột biến so với năm 2016, đặc biệt là thời điểm tháng 7, diện tích lúa nhiễm rầy cao gấp 7 lần so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, tình hình rầy di trú cũng có chiều hướng gia tăng so với năm trước, trong đó mật số rầy vào đèn đạt cao nhất ở thời điểm tháng 1, tháng 6 và tháng 7.

Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, diện tích lúa nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa ở ĐBSCL đang tăng nhanh. Kết quả phân tích các mẫu rầy nâu cho thấy tỷ lệ rầy mang mầm bệnh rất cao (68,3%), trong đó 3 tỉnh giáp ranh với Vĩnh Long có tỷ lệ mầm bệnh cao là Trà Vinh (93,3%), Tiền Giang (86,6%) và Đồng Tháp (70%).

Do đó, rầy nâu và bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa sẽ là 2 đối tượng gây hại quan trọng trên lúa vụ Thu Đông năm nay của tỉnh Vĩnh Long.

Tin, ảnh: LÊ SƠN