Blog thị trường

Mở "điểm nghẽn" trong chế biến ngành chăn nuôi

Cập nhật, 08:25, Thứ Sáu, 28/12/2018 (GMT+7)

Theo Bộ Nông nghiệp- PTNT, chăn nuôi là một ngành hàng có tiềm năng lớn của nước ta. Tuy nhiên, yếu nhất của ngành hàng chăn nuôi hiện nay chính là khâu tổ chức chế biến và phân phối lưu thông sản phẩm.

Với các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, đặc biệt là với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ được thực thi vào năm 2019, ngành chăn nuôi Việt Nam đang được xếp vào ngành hàng có nhiều yếu thế. Để củng cố ngành chăn nuôi nói chung, đặc biệt là chăn nuôi heo, ngành chăn nuôi phải tập trung cải thiện đối với 2 khâu yếu nhất nói trên.

Đến nay, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp- PTNT đã chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp có tiềm lực lớn của Việt Nam cũng như doanh nghiệp FDI, cùng với các địa phương tập trung đưa những dự án chế biến hiện đại vào sản xuất.

Do đó, để nâng cao sức cạnh tranh, ngành chăn nuôi cần chuyển từ nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo chuỗi, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của các doanh nghiệp lớn đầu tàu. Hiện thức ăn chăn nuôi chiếm 67- 70% giá thành, nên cần có những giải pháp để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Đây cũng là mục tiêu hành động của ngành chăn nuôi trong năm 2019, tiếp tục tập trung phát triển các doanh nghiệp triển khai các giải pháp nhằm hạn chế tăng giá thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, theo dõi sát về giá cả và nguồn cung thị trường của các sản phẩm chăn nuôi, nhất là mặt hàng thịt heo và thông tin trên các phương tiện thông tin truyền thông để các cơ quan quản lý, người chăn nuôi, người tiêu dùng nắm bắt đầy đủ, kịp thời.

Bido2_40.com