Lý giải về "Ngón chân COVID-19"

Cập nhật, 21:37, Thứ Bảy, 09/10/2021 (GMT+7)

Một nghiên cứu về hiện tượng được gọi là “Ngón chân COVID-19”- các tổn thương da xuất hiện sau khi bị nhiễm SARS-CoV-2- được các nhà nghiên cứu ĐH Paris (Pháp) giải thích có thể do cơ thể phản ứng miễn dịch quá mạnh. Phát hiện vừa được công bố trên Tạp chí Da liễu Anh.

“Ngón chân COVID-19” có đặc điểm là bàn chân trông giống như bị tê cóng: tím tái, ngón chân sưng tấy với các mảng đỏ, ngứa. Các vết loét có thể gây đau đớn và tạo cảm giác ngứa hoặc bỏng rát.

Trong nghiên cứu, 50 trường hợp ngón chân cái người mắc COVID-19 được xét nghiệm sinh thiết máu và da. Các nhà nghiên cứu phát hiện các ngón chân có biểu hiện mức độ bất thường của một phân tử được gọi là interferon 1. Phân tử này giúp bảo vệ trong quá trình nhiễm bệnh. Nó hoạt động như một tuyến phòng thủ đầu tiên kích hoạt hệ miễn dịch chống lại vi rút. Nhưng có thể hoạt động quá mạnh, nó thu các tế bào miễn dịch vào khu vực mạch máu hẹp như ngón chân, điều này có thể gây ra tổn thương nơi đây. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng ngón chân COVID-19 có các kháng thể hỗ trợ cơ thể chứ không chỉ tấn công SARS-CoV-2.

“Ngón chân COVID-19” được nhìn thấy nhiều nhất khi bắt đầu đại dịch và ít phổ biến hơn trong làn sóng Delta. Điều này có thể có nghĩa là việc tiêm phòng hoặc miễn dịch từ lần nhiễm làm xuất hiện “Ngón chân COVID-19”, càng khẳng định hiệu quả của vắc xin”- TS. Veronique Bataille- chuyên gia tư vấn da liễu và phát ngôn viên của Tổ chức Da Anh- cho biết.

TUYẾT HUỲNH

(Nguồn: Business Insider)