Cảm biến giúp bệnh nhân ALS có thể giao tiếp

Cập nhật, 13:47, Thứ Bảy, 24/10/2020 (GMT+7)

 

Những người mắc chứng xơ cứng teo cơ một bên (ALS) bị suy giảm dần khả năng kiểm soát cơ của họ. Kết quả, họ thường mất khả năng nói, khó giao tiếp với người khác.

Một nhóm các nhà nghiên cứu của MIT hiện đã thiết kế một thiết bị giống như da, co giãn, có thể được gắn vào khuôn mặt của bệnh nhân và đo các chuyển động nhỏ như co giật hoặc cười. Sử dụng phương pháp này, bệnh nhân có thể giao tiếp nhiều cảm xúc khác nhau, chẳng hạn như “tôi yêu bạn” hoặc “tôi đói”, bằng các chuyển động nhỏ được thiết bị đo lường và diễn giải.

Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng thiết bị mới của họ sẽ cho phép bệnh nhân giao tiếp theo cách tự nhiên hơn mà không cần phải đối mặt với thiết bị cồng kềnh. Cảm biến này mỏng và có thể được ngụy trang bằng lớp trang điểm để phù hợp với mọi màu da, giúp nó không bị lộ.

Canan Dagdeviren- Trợ lý phát triển sự nghiệp LG Electronics, GS. Khoa học và Nghệ thuật truyền thông tại MIT, Trưởng nhóm nghiên cứu- cho biết: “Thiết bị của chúng tôi không chỉ dễ uốn, mềm, dùng 1 lần, nhẹ mà còn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Bạn có thể ngụy trang nó và không ai nghĩ rằng bạn có thứ gì đó trên da”.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm phiên bản đầu tiên của thiết bị trên 2 bệnh nhân ALS (1 nữ và 1 nam, để cân bằng giới tính) và cho thấy rằng nó có thể phân biệt chính xác 3 biểu cảm khuôn mặt khác nhau- cười, mở miệng và mím môi.

TUYẾT HUỲNH (nguồn: MedicalXpress)