Thiết bị mới có thể đo lượng chì độc hại trong vòng vài phút

Cập nhật, 07:54, Thứ Bảy, 29/08/2020 (GMT+7)

Các nhà nghiên cứu của Rutgers vừa tạo ra một thiết bị thu nhỏ để đo mức độ dấu vết của chì độc hại trong trầm tích ở đáy bến cảng, sông và các tuyến đường thủy khác trong vòng vài phút- nhanh hơn nhiều so với các thử nghiệm dựa trên phòng thí nghiệm hiện có, mất nhiều ngày.

Thiết bị gắn chip giá cả phải chăng cũng có thể cho phép các thành phố, công ty cấp nước, trường học và chủ nhà dễ dàng và nhanh chóng kiểm tra nguồn cung cấp nước của họ. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Cảm biến IEEE.

“Ngoài việc phát hiện ô nhiễm chì trong các mẫu môi trường hoặc nước trong đường ống trong nhà hoặc trường học, với một công cụ như thế này, một ngày nào đó bạn có thể đến một quán sushi và kiểm tra xem món cá bạn gọi có chứa chì hay thủy ngân hay không”- tác giả Mehdi Javanmard- PGS. Khoa Điện và Máy tính (Trường Kỹ thuật- ĐH Rutgers- New Brunswick) nói.

Javanmard cho biết: “Việc phát hiện các kim loại độc hại như chì, thủy ngân và đồng thường đòi hỏi phải thu thập mẫu và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích với chi phí đắt đỏ. Mục tiêu của chúng tôi là bỏ qua quy trình này và chế tạo một thiết bị nhạy cảm, rẻ tiền, có thể dễ dàng mang đi khắp nơi và phân tích mẫu tại chỗ trong vòng vài phút để nhanh chóng xác định các điểm ô nhiễm nóng”.

TUYẾT HUỲNH

(Nguồn: the IEEE Sensors Journal)