Xét nghiệm máu theo dõi ung thư nhạy gấp 10 lần so với các phương pháp hiện tại

Cập nhật, 06:30, Chủ Nhật, 21/06/2020 (GMT+7)

Một phương pháp mới phân tích máu bệnh nhân ung thư để tìm bằng chứng về căn bệnh này có thể nhạy hơn gấp 10 lần so với các phương pháp trước đây- theo nghiên cứu mới của ĐH Cambridge.

Trong những năm tới, phương pháp này có thể dẫn đến các xét nghiệm xác định chính xác hơn để chẩn đoán bệnh nhân có khả năng tái phát sau điều trị hay không và có thể mở đường cho việc phát triển các xét nghiệm máu tại nhà để theo dõi bệnh nhân. Nghiên cứu được Viện Nghiên cứu ung thư Vương quốc Anh tài trợ, công bố trên Tạp chí Khoa học dịch thuật y học.

Kỹ thuật này sử dụng xét nghiệm di truyền cá nhân hóa khối u của bệnh nhân để tìm kiếm mẫu máu cho hàng trăm đột biến gien khác nhau trong DNA khối u lưu hành (ctDNA); DNA được sinh ra từ các tế bào ung thư vào máu.

Phương pháp mới phân tích dữ liệu này để loại bỏ những thông tin nhiễu và tăng cường tín hiệu, nhóm nghiên cứu có thể đạt đến mức độ nhạy cảm trong một số trường hợp có thể tìm thấy một phân tử DNA đột biến trong số 1 triệu đoạn DNA, nhạy hơn khoảng 10 lần so với phương pháp trước đây.

TS. Nitzan Rosenfeld- Trưởng nhóm cao cấp tại Viện Nghiên cứu ung thư Vương quốc Anh- cho biết: “Các xét nghiệm cá nhân có thể phát hiện nếu ung thư vẫn còn hoặc phát hiện sớm nếu nó quay trở lại, hiện đang được thử nghiệm lâm sàng.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mức độ nhạy cảm liên quan đến việc thử nghiệm ctDNA có thể được cải thiện đáng kể. Hiện công nghệ đang phát triển nhanh chóng và trong các thử nghiệm trong tương lai gần với độ nhạy như vậy có thể tạo ra sự khác biệt thực sự cho bệnh nhân”.

HẢI HUỲNH (Nguồn: the journal Science Translational Medicine)