Nhà khoa học Hà Lan: ĐBSCL cao hơn nước biển 0,8m

Cập nhật, 20:04, Chủ Nhật, 08/09/2019 (GMT+7)

 

Biểu đồ đánh giá tác động của nước biển dâng với ĐBSCL.  Ảnh: Tạp chí khoa học Nature Communications
Biểu đồ đánh giá tác động của nước biển dâng với ĐBSCL. Ảnh: Tạp chí khoa học Nature Communications

ĐBSCL chỉ còn cao hơn mực nước biển 0,8m thấp hơn nhiều so với mức công bố hiện tại là 2,6m.

Tạp chí khoa học Nature Communications ngày 28/8/2019 cảnh báo tốc độ chìm của ĐBSCL nhanh hơn nhiều so với dự báo. Nghiên cứu trên được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của ĐH Utrecht (Hà Lan).

Theo đó, nghiên cứu cho thấy khu vực ĐBSCL hiện có độ cao trung bình cực thấp, cao hơn mực nước biển khoảng 0,8m. Mức cảnh báo thấp hơn nhiều so với giả định trước đó khoảng 2,6m.

Nghiên cứu nêu rõ các nỗi lo lớn hơn về một nguy cơ mà người dân phải hứng chịu do ảnh hưởng của nước biển dâng.

“Trên 500 triệu người dân sinh sống tại khu vực ĐBSCL sẽ phải đối mặt với các nguy cơ lũ lụt phát sinh do nước biển dâng.

Nguyên nhân do hiệu ứng kết hợp giữa sự gia tăng mực nước biển khiến đất bị sụt lún, giảm trầm tích trên bề mặt, làm tăng tính dễ bị tổn thương do lũ lụt và nước dâng do bão và cuối cùng ĐBSCL có thể phải đối diện với nguy cơ bị “xóa sổ” vĩnh viễn”.

Trước đó, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Utrecht cũng đã tạo ra một mô hình số rộng khắp vùng ĐBSCL và sử dụng nó làm cơ sở cho các dự đoán trong tương lai.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy việc khai thác nước ngầm quá mức kết hợp với tốc độ gia tăng mực nước biển do biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn dự báo đã kéo theo tình trạng sụt lún đất, có thể khiến gần như toàn bộ vùng ĐBSCL bị chìm trong tương lai.

Ông Philip Minderhoud- nhà nghiên cứu các hệ thống dưới mặt đất và nước ngầm tại ĐH Utrecht và là người đứng đầu nhóm nghiên cứu- cho biết khai thác nước ngầm là một trong những yếu tố khiến vùng ĐBSCL bị sụt lún. Theo ông, nước mất đi làm giảm áp lực trong cấu trúc địa chất bên dưới, khiến đồng bằng bị sụt lún trung bình khoảng một centimet mỗi năm.

Bên cạnh đó, mực nước biển đang tăng với tốc độ khoảng 3mm đến 4 mm/năm do tác động của tình trạng biến đổi khí hậu, cùng trọng lượng của những cấu trúc nhân tạo xây trên đồng bằng, dòng chảy trầm tích từ thượng nguồn suy giảm và độ nén tự nhiên cũng là những yếu tố góp phần làm mất đất ĐBSCL

Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong 5 nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; trong đó vùng Đồng bằng sông Hồng và sông Mekong bị ngập chìm nặng nhất. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất đối với GDP lên tới 25%.

ĐBSCL sẽ ngập 90% diện tích nếu nước biển dâng cao 1m

Nếu mực nước biển dâng cao 1m, khoảng 40.000km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh ĐBSCL bị ngập hầu như hoàn toàn và có ít nhất 30 triệu người tại ĐBSCL sẽ mất nhà cửa, đất đai, sinh kế.

ĐBSCL mất 40% diện tích nếu nước biển dâng cao 1m

Theo Bộ Tài nguyên- Môi trường, nếu nước biển dâng cao 1m thì gần 40% diện tích ĐBSCL ngập trong nước. Đó là kịch bản biến đổi khí hậu ước đoán cho cuối thế kỷ này.