Phục hồi khứu giác bằng tế bào gốc

Cập nhật, 18:00, Chủ Nhật, 09/06/2019 (GMT+7)

Một hy vọng cho những người lớn tuổi mất khứu giác, vì các tế bào gốc hiện có thể được sử dụng để giúp nó phục hồi trở lại.

Mất khứu giác có thể gây hại cho chất lượng cuộc sống, vì mùi có liên quan đến vị giác và nó có thể khiến thức ăn không ngon miệng, đó là lý do tại sao nhiều người cao tuổi bị thiếu sự thèm ăn và có nguy cơ suy dinh dưỡng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đang tìm cách đảo ngược khứu giác bị tổn thương vĩnh viễn đã thành công ở chuột.

Giải pháp đến từ một loại thuốc xịt mũi cho động vật và chứa các tế bào gốc có khả năng trở thành bất kỳ tế bào nào trong cơ thể.

Trong khoang mũi, chúng trở thành các tế bào thần kinh thu nhận mùi đi qua lỗ mũi, truyền tín hiệu đến não, xác định mùi hương là tốt hay khó chịu.

Khi những con chuột không còn khứu giác được cung cấp tế bào gốc, nhiều ngày sau đó tiếp xúc với mùi hóa chất như nước tiểu của động vật săn mồi lớn hơn, chúng đã cố gắng tìm cách thoát khỏi, cho thấy khứu giác của chúng đã trở lại.

Các nhà nghiên cứu, người đã xác nhận những con chuột có thể ngửi lại bằng cách ghi lại hoạt động của tế bào mũi, hy vọng phương pháp điều trị tương tự có thể có hiệu quả ở người trong tương lai bằng cách sử dụng một ống nhỏ để phân tán tế bào gốc.

TS. Bradley Goldstein- trưởng nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Miami- cho biết: “Đây là mô hình mất mùi đầu tiên cho thấy bằng chứng phục hồi bằng liệu pháp dựa trên tế bào. Tuy nhiên, cần phải xem xét kỹ điều này đối với bệnh nhân”.

Trong nghiên cứu, các tế bào gốc đã hoạt động khi các cụm tế bào thần kinh xuất hiện trong mũi của những con chuột được xịt thuốc, chứa những sợi lông mới mọc để ngửi và phát triển những sợi dài nối với não để truyền tín hiệu mùi.

Nghiên cứu mang lại hy vọng cho những người mất khứu giác sau khi bị bệnh, chấn thương đầu và rối loạn di truyền.

TS. Goldstein nói: “Để có khả năng hữu ích ở người, trở ngại chính sẽ là xác định nguồn tế bào có khả năng thực hiện điều này, trở thành tế bào thần kinh phù hợp và kết nối đúng cách với não”.

CHIÊU HÂN

(Nguồn: the journal Stem Cell Reports)